TRUNG CẤP Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN

CHƯƠNG TRÌNH  ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 156/QĐ-TCCN-YKTW ngày 20 tháng 12 năm 2020

của Hiệu trưởng trường Trung cấp Công nghệ – Y khoa Trung ương)

 

Tên ngành, nghề:                  Y sỹ y học cổ truyền

Mã ngành, nghề:                  5720102

Trình độ đào tạo:                 Trung cấp

Hình thức đào tạo:               Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:           Tốt nghiệp Trung học cơ sở;

Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Tốt nghiệp Trung cấp trở lên.

Thời gian đào tạo: (năm học)

– Thời gian đào tạo: 2 năm (Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở);

– Thời gian đào tạo: 1 năm đến 1,5 năm (Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương);

– Thời gian đào tạo: 1 năm (Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên).

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở nếu muốn học liên thông hoặc thi đại học phải học bổ sung thêm phần văn hoá Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Mục tiêu chung:

– Về chính tri, đạo đức nghề nhiệp:

+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

+ Có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;

+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

+ Thực hành nghề nghiệp theo luật pháp, tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

+ Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, thực hiện và chấp hành tốt 12 điều y đức, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.

– Thể chất, quốc phòng:

  • Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
  • Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, điền kinh, bóng chuyền;
  • Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
  • Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
  • Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

– Về kiến thức:

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về:

+  Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể người.

+ Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân băng y học cỏ truyền kết hợp với y học hiện đại.

– Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng một số bệnh thông thường.

– Trình bày được Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm  sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

+ Đào tạo người Y sỹ Y học cổ truyền có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về Y học cổ truyền bậc trung cấp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh; có đủ sức khỏe; không ngừng học tập để nâng cao trình độ.

+ Nội dung chư­ơng trình khung đào tạo Y sỹ YHCT bao gồm những kiến thức cơ bản về Giáo dục chính trị; Tin học; Tiếng Anh; Giáo dục thể chất; Pháp luật; Giáo dục quốc phòng – an ninh; Giải phẫu sinh lý, Vi sinh-ký sinh trùng; Dược lý; Vệ sinh phòng bệnh; Truyền thông giáo dục sức khoẻ; Tổ chức và quản lý y tế; Điều d­ưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dư­ỡng; Cấp cứu ban đầu. Các phần học chuyên môn: Bệnh học y học hiện đại; Y lý y học cổ truyền; Châm cứu; Đông dư­ợc và thừa kế; Bào chế đông dư­ợc; Bài thuốc cổ phư­ơng; Bệnh học y học cổ truyền; Xoa bóp – bấm huyệt – d­ưỡng sinh..Nội dung phần thực hành, thực tập của các học phần chuyên môn và thực tập tốt nghiệp đ­ược bố trí thành những học phần riêng để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho hiệu quả.

– Về kỹ năng:

+ Thực hiện được việc thăm, khám và chữa một số bệnh, chứng bệnh thông thường.

+ Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.

+ Làm được một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

+ Tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia, phát hiện dịch bệnh sớm, lập kế hoạch, triển khai thực hiện phòng bệnh và chống dịch.

+ Truyền thông giáo dục sức khoẻ; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khoẻ ở tuyến y tế cơ sở.

+ Quản lý trạm y tế xã.

1.3. Cơ hội việc làm: Học xong chương trình, người học có đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành người cán bộ. Người có bằng tốt nghiệp Y sỹ Y học cổ truyền có thể được tuyển dụng làm việc tại Trạm y tế xã/phường, bệnh viện Y học cổ truyền, khoa Y học cổ truyền của bệnh viện và các cơ sở y tế khác; có đủ sức khỏe; không ngừng học tập để nâng cao trình độ, có thể học liên thông lên trình độ đại học.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 28 mô đun/môn học.

– Khối lượng kiến thức toàn khóa: 61 tín chỉ.

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ.

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1260 giờ.

– Khối lượng lý thuyết: 352 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1303 giờ.

  1. Nội dung chương trình:

MH
Tên môn học/mô đun Số
tín
chỉ
Thời gian học tập (giờ)
Tổng
số
Trong đó

thuyết
TH, TT, TN, BT, TL Kiểm tra
I Các môn học chung 12 255 91 152 12
MH01 Chính trị 2 30 15 13 2
MH02 Pháp luật 1 15 9 5 1
MH03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2
MH04 Giáo dục Quốc phòng – An ninh 2 45 18 25 2
MH05 Tin học 2 45 15 29 1
MH06 Ngoại ngữ 4 90 30 56 4
II Các môn học, mô đun chuyên môn 45 1260 254 972 34
II.1. Môn học, mô đun cơ sở 15 345 121 209 15
MH07 Giải phẫu- sinh lý 3 75 30 42 3
MH08 Vi sinh- ký sinh trùng 2 45 15 28 2
MH09 Dược lý 2 45 18 25 2
MH10 Dinh dưỡng -Vệ sinh an toàn TP 2 45 15 28 2
MH11 Kỹ năng giao tiếp & GDSK 2 45 15 28 2
MH12 Quản lý và tổ chức y tế 2 45 13 30 2
MH13 Điều dưỡng cơ bản và Kỹ thuật điều dưỡng  

2

45 15 28 2
II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề  

30

915 133 763 19
MH14 Bệnh học Y học hiện đại 2 45 15 28 2
MH15 Lý luận cơ bản Y học cổ truyền 2 45 15 28 2
MH16 Châm cứu và PP chữa bệnh không dùng thuốc 2 45 13 30 2
MH17 Đông dược và thừa kế 2 45 15 28 2
MH18 Bào chế Đông dược 2 45 15 28 2
MH19 Bài thuốc cổ phương 2 45 15 28 2
MH20 Bệnh học Nội – Nhi y học cổ truyền 3 75 15 58 2
MH21 Bệnh học Ngoại – Sản phụ khoa y học cổ truyền 3 75 15 57 3
MH22 Xoa bóp, Bấm huyệt, Dưỡng sinh  

2

45 15 28 2
MH23 TT lâm sàng YH hiện đại 2 90 0 90 0
MH24 TT lâm sang YHCT 3 135 0 135 0
MH25 TT lâm sang châm cứu 3 135 0 135 0
MH26 TT cộng đồng 2 90 0 90 0
III Thực tập tốt nghiệp 4 180 0 170 10
MH27 Thực tập tốt nghiệp 4 180 0 170 10
  Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và phòng chống HIV   16 7 9  
Tổng cộng 61 1711 352 1303 56

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

– Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập, tham gia sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng, dây chuyền sản xuất, kho cấp phát nguyên liệu của các Bệnh viện, trạm y tế, công ty, doanh nghiệp, nhà máy;

– Ðể giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

– Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

Số TT Nội dung Thời gian
1 Thể dục, thể thao  5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2 Văn hoá, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3 Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật
5 Đi thực tế Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4.3. Hướng dẫn kiểm tra hết môn học, mô đun:

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp.

– Học sinh phải đạt yêu cầu tất cả các môn học, mô đun đào tạo trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng trung cấp;

– Các môn thi tốt nghiệp:

+ Chính trị: Theo quy định hiện hành;

+ Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp.

+ Thực hành nghề nghiệp.

– Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định hiện hành.

Số TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
1 Chính trị Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

2 Văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở  Viết, trắc nghiệm Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo
3 Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

– Lý thuyết nghề nghiệp

Thực hành nghề nghiệp

– Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

 

Viết

Vấn đáp

Trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

 

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

Không quá 90 phút

Không quá 4 giờ

Không quá 8 giờ

4.5. Các chú ý khác:

HIỆU TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

 

 

  Trần Văn Thẩm