SƠ CẤP HỘ SINH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo quyết định số 155/QĐ-TCCN-YKTW ngày 20 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ – Y khoa Trung ương)

  1. Tên nghề: Hộ sinh

Trình độ đào tạo: Trình độ sơ cấp

  1. Đối tượng tuyển sinh: người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề

Số lượng mô đun, mô đun: 10

  1. Mô tả khóa học và mục tiêu đào tạo

3.1.Mô tả về khóa học

Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp Hộ sinh nhằm đào tạo người hộ sinh có khả năng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ an toàn và hiệu quả cho phụ nữ và trẻ em dưới 5 tuổi.

Chức danh sau khi hoàn thành khóa học: Chứng chỉ sơ cấp bậc 2 (sơ cấp II)

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Sơ cấp Hộ sinh, người có chứng chỉ sơ cấp Hộ sinh có thể được bố trí làm các việc tại các cơ sở khám chữa bệnh ở các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, cộng đồng và các cơ sở đào tạo cán bộ y tế – Thư ký văn phòng;

  • Mục tiêu đào tạo

3.2.1. Mục tiêu chung/Mục tiêu tổng quan:

Đào tạo người Hộ sinh trình độ Trung cấp có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề Hộ sinh ở trình độ Trung cấp có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chương trình Hộ sinh Trung cấp nhằm đào tạo người hộ sinh có khả năng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ an toàn và hiệu quả cho phụ nữ và trẻ em dưới 5 tuổi. Được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và tâm huyết với nghề nghiệp, thực hành nghề nghiệp trong khuôn khổ quy định của pháp luật và các chính sách của Nhà nước, người Hộ sinh sẽ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em một cách toàn diện về thể chất, tâm, sinh lý và xã hội. Đồng thời, người Hộ sinh luôn có ý thức học hỏi, chủ động phát triển nghề cho bản thân mình, đảm bảo thực hành chuyên môn an toàn, hiệu quả.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể:

  1. Về kiến thức:

– Có kiến thức về cấu trúc và chức năng cơ thể con người, đặc biệt là về hệ thống sinh sản trong trạng thái bình thường và bệnh lý, những thay đổi về giải phẩu sinh lý của người phụ nữ trong giai đoạn khác nhau của cuộc đời và trẻ em dưới 5 tuổi.

– Có kiến thức về khoa học xã hội để chăm sóc bà mẹ và trẻ em phù hợp về văn hoá, xã hội và tâm sinh lý.

  1. Về kỹ năng

          – Có khả năng giao tiếp hiệu quả, hợp tác với các nhân viên y tế khác, với bà mẹ, trẻ em và gia đình của họ trong quá trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.

  1. Thái độ/Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

– Tận tuỵ với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân nói chung, chăm sóc bà mẹ, trẻ em nói riêng.

– Có tinh thần tôn trọng, hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp, bà mẹ, trẻ em và gia đình họ trong quá trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.

– Trung thực, khách quan, luôn cố gắng học tập vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn.

  1. Danh mục số lượng và thời lượng các mô đun:

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun  

Số tín chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
MH 01 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 1 15 3 9 3
MH 02 Dịch tễ và bệnh truyền nhiễm 1 15 3 10 2
MH 03 GP – SL chuyên ngành 1 15 3 10 2
MH 04 CSSK phụ nữ và nam học 2 45 13 30 2
MH05 Chăm sóc thai nghén 2 45 13 30 2
MH 06 CS chuyển dạ và đẻ thường 2 45 13 30 2
MH 07 Chăm sóc chuyển dạ và đẻ khó 2 45 13 30 2
MH 08 Chăm sóc sau đẻ 3 75 13 60 2
MH 09 Chăm sóc sơ sinh 3 75 13 60 2
MH 10 Thực tế ngành 4 120 0 115 5
MĐ 11 Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và phòng chống HIV 0 8 3.5 4.5 0
Tổng cộng 21 503 90.5 389.5 23
  1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tay nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm:

5.1. Khối lượng kiến thức :

– Mỗi học sinh phải tham gia thực học tối thiểu từ 70% số giờ của mỗi Mô-đun.

– Tích lũy được những kiến thức cơ bản đề ra trong mục tiêu đào tạo của từng Mô-đun.

– Điểm tổng kết Mô-đun phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.

5.2. Kỹ năng tay nghề:

– Mỗi học sinh phải tham gia thực học tối thiểu từ 80% số giờ thực hành của mỗi Mô-đun.

– Có tinh thần học tập để nâng cao kỹ năng tay nghề.

5.3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

 Thực hành nghề nghiệp có tinh thần trách nhiệm, tuân thủ  theo Luật pháp và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

–  Có năng lực thực hiện nghề, yêu nghề.

  1. Thời gian khóa học:

6.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

*  Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian đào tạo: 03 tháng

– Thời gian học tập: 12  tuần

– Thời gian thực học tối thiểu: 495 giờ

– Trong đó thời gian ôn, kiểm tra hết môn: 23 giờ

  1. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian học các mô đun: 503 giờ

– Thời gian học lý thuyết: 90.5 giờ

– Thời gian học thực hành: 389.5 giờ

– Thời gian kiểm tra: 23 giờ

  1. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

7.1. Quy trình đào tạo:

– Thời điểm bắt đầu thực hiên : Ngay sau khi hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh.

– Các Mô-đun lý thuyết:Thực hiên theo trình tự các Mô-đun trong khung chương trình. Địa điểm học tại các phòng học lý thuyết của trường.

– Các Mô-đun thực hành: Chia nhóm 15-20 HS/nhóm. Học tại khoa sản bệnh viện.

7.2. Điều kiện tốt nghiệp:

Thực hiện theo Thông tư 42/2015/TT – LĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 và Thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

  1. Phương pháp đánh giá và thang điểm đánh giá:

8.1.Phương pháp đánh gía:

Đánh giá kết quả học tập trong đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo cách thức kết hợp chấm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và kiểm tra kết thúc từng mô – đun. Điểm mô – đun bao gồm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học (bao gồm điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và điểm kiểm tra đánh giá định kỳ) và điểm kiểm tra kết thúc mô – đun.

8.1.1. Đánh giá Mô-đun lý thuyết:

Là đánh giá kiến thức cơ bản về lý thuyết mà người học tích lũy được. Mỗi Mô-đun phải đảm bảo có:

– 01 bài kiểm tra thường xuyên thời lượng từ 15 đến 30 phút bằng hình thức kiểm tra miệng hay viết (Tự luận, trắc nghiệm)

– 01 bài  kiểm tra định kỳ từ 30-45 phút bằng hình thức viết (Tự luận hay trắc nghiệm)

8.1.2. Đánh giá Mô-đun thực hành:

– Là đánh giá kỹ năng tay nghề mà người học tích lũy được trong quá trình học thực hành tại trường.

– Hình thức đánh giá: Người học phải thực hiện một quy trình kỹ thuật về Hộ sinh có trong mục tiêu đào tạo của Mô-đun.

8.1.3. Đánh giá kết thúc Mô-đun:

Kết thúc Mô-đun, mỗi người học phải làm bài thi bằng hình thức : Viết/Vấn đáp+thực hành.

8.1.4. Đánh giá kết thúc khóa học:

Sau khi kết thúc khóa học, người học phải đủ điều kiện mới được xét công nhận tốt nghiệp.

8.2. Thang điểm đánh gía:

8.2.1 Thang điểm đánh giá Mô-đun:

Điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số.

  • Điểm kiểm tra thường xuyên được tính hệ số 1
  • Điểm kiểm tra định kỳ được tính hệ số 2.
  • Điểm kết thúc Mô-đun: Là trung bình các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc mô-đun có trọng số là 0,4 và 0,6.

8.2.2.Thang điểm đánh giá kết thúc khóa học

Kết quả toàn khóa học được đánh giá theo số mô – đun được tích lũy. Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nếu tích lũy đủ số mô – đun theo quy định sẽ được đãnh giá điểm kết thúc khóa học, gọi là :Điểm tổng kết khóa học

Điểm tổng kết khoá học của người học trình độ sơ cấp được tính theo công thức sau:

             n                                 
      å  ĐiTKM
ĐTKKH  =            i=1                            
              N

Trong đó:

– ĐTKKH:         Điểm tổng kết khoá học

– ĐiTKM:         Điểm tổng kết mô – đun, tín chỉ thứ i

– n:                Số lượng các mô – đun, tín chỉ đào tạo.

8.2.3.Thang điểm kết xếp loại tốt nghiệp:

  – Người học trình độ sơ cấp được công nhận tốt nghiệp khi có điểm tổng kết khóa học được tính theo quy định tại theo thông tư số:42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là từ 5,0 điểm trở lên.

–  Các mức thang điểm xếp loại tốt nghiệp được quy định như sau:

– Loại xuất sắc có điểm tổng kết khóa học từ 9,0 đến 10;

– Loại giỏi có tổng kết khóa học từ 8,0 đến dưới 9,0;

– Loại khá có điểm tổng kết khóa học từ 7,0 đến dưới 8,0;

– Loại trung bình khá có điểm tổng kết khóa học từ 6,0 đến dưới 7,0;

– Loại trung bình có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 đến dưới 6,0.

Các mức xếp loại tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá của học sinh sẽ bị giảm đi một mức nếu học sinh bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học hoặc có một mô – đun trở lên trong khóa học phải thi lại, học lại.

  1. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề: Hộ sinh được xây dựng và thực hiện tổ chức đào tạo theo Thông tư 42/2015/TT – LĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015, Thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp. Cụ thể như sau:

Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ cho người học theo đúng quy định.

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người học sẽ được cấp Chứng chỉ sơ cấp bậc 2: Hộ sinh

  HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Trần Văn Thẩm

 

 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

 

Tên môn học:  SINH LÝ BỆNH – MIỄN DỊCH

Mã môn học:  MH09

Thời gian thực hiện môn học:   45 giờ ( Lý thuyết: 15 giờ, Thực hành: 28 giờ, Kiểm tra: 02 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học:

– Vị trí: Sau khi học xong các môn khoa học cơ bản và y học cơ sở (Giải phẫu, Sinh lý, Hóa sinh, Vi sinh – ký sinh trùng)

– Tính chất: Môn học chỉ có học phần lý thuyết, gồm hai phần: Sinh lý bệnh và Miễn dịch học.

  1. Mục tiêu môn học:

– Về kiến thức:

+ Trình bày được những rối loạn chủ yếu của các cơ quan, hệ thống cơ quan trong những tình trạng bệnh lý quan trọng – phổ biến và cơ chế bệnh sinh của các tình trạng bệnh lý đó.

+ Trình bày được những khái niệm cơ bản về đáp ứng miễn dịch và cơ chế rối loạn đáp ứng miễn dịch.

– Về kỹ năng:

Có được kỹ năng phân tích, lập luận, phán đoán các tình huống rối loạn bệnh lý của các cơ quan.

– Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Vận dụng được kiến thức đã học vào việc học tập các môn học khác và công tác chăm sóc, theo dõi người bệnh.

III. Nội dung môn học:

 

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
STT Tên chuơng, mục Thời gian (giờ)
Tổng LT TH Kiểm tra
1 1. Rối loạn chuyển hóa Protid, Glucid, nước – điện giải, thăng bằng acid – base

 

3 1 3 1
2 2. Sinh lý bệnh viêm, bện tạo máu, bện tuần hoàn, bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, bệnh chức năng gan, bệnh tiết niệu

 

2.5 1 3 1
3 3. Khái niệm về đáp ứng miễn dịch, kháng nguyên – kháng thể, bệnh lý miễn dịch

 

3 1 3 1
Cộng 15 3 9 3
  1. Nội dung chi tiết:

Chương 1. Rối loạn chuyển hóa Protid, Glucid, nước – điện giải, thăng bằng acid – base

1: Rối loạn chuyển hóa Protid                                      

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được vai trò, nhu cầu của protit đối với cơ thể, quá trình tổng hợp và thoái hoá protid.

1.2. Trình bày được quá trình rối loạn chuyển hóa Protid.

1.3. Trình bày đựơc các bệnh do rối loạn gen cấu trúc, gen điều hoà và cơ chế bệnh sinh của các bệnh đó.

  1. Nội dung bài học:

2.1. Đại cương

2.1.1. Vai trò của protit đối với cơ thể

2.1.2. Nhu cầu, tiêu hoá, tổng hợp và thoái hoá Protid.

2.2. Rối loạn chuyển hóa Protid

2.2.1. Rối loạn về lượng

2.2.2. Rối loạn Protid huyết tương

2.2.3. Rối loạn tổng hơp về chất của Protid

2: Rối loạn chuyển hóa Glucid                                     

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được quá trình chuyển hoá Glucid trong cơ thể.

1.2. Trình bày được tình trạng mất cân bằng Glucose máu.

1.3. Trình bày được bệnh nguyên, bệnh sinh của bệnh tiểu đường

  1. Nội dung bài học:

2.1. Đại cương về chuyển hóa glucid

2.1.1.Vai trò của Glucid đối với cơ thể

2.1.2. Quá trình chuyển hoá Glucid trong cơ thể

2.1.3. Điều hoà cân bằng glucose máu.

2.2. Rối loạn chuyển hóa glucid

2.2.1- Rối loạn Glucose máu

2.2.2- Bệnh đái đường

3:  Rối loạn chuyển hóa nước, điện giải                       

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được vai trò và sự phân bố nước, điện giải.

1.2. Phân loại mất nước, kể tên 4 loại mất nước thường gặp và cơ chế bệnh sinh của từng loại.

1.3. Trình bày được cơ chế gây phù và các loại phù thường gặp thường gặp.

  1. Nội dung bài học:

2.1. Đại cương về chuyển hóa nước và điện giải

2.1.1. Vai trò – Sự cân bằng xuất nhập nước và điện giải.

2.1.2. Sự phân bố nước và điện giải.

2.1.3 Sự điều hoà nước và áp lực thẩm thấu

2.2. Rối loạn cân bằng nước và điện giải

2.2.1. Rối loạn cân bằng nước

2.2.2. Rối loạn cân bằng điện giải.

4: Rối loại thăng bằng acid – base

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được ý nghĩa và các thành phần tham gia vào điều hoà pH máu.

1.2. Trình bày được các tình trạng nhiễm toan và nhiễm kiềm của cơ thể.

  1. Nội dung bài học:

2.1. Đại cương về điều hòa pH máu

2.1.1. Ý nghĩa của pH máu

  1. 1.2. Sự điều hòa pH trong cơ thể

2.2. Rối loạn cân bằng acid – base

2.2.1. Nhiễm acid (nhiễm toan)

2.2.2. Nhiễm kiềm

 

Chương 2. Sinh lý bệnh viêm, bện tạo máu, bện tuần hoàn, bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, bệnh chức năng gan, bệnh tiết niệu

 

1: Sinh lý bệnh viêm                                                    

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được khái niệm viêm và nêu được các nguyên nhân gây viêm.

  1. 2. Trình bày được những phản ứng chính tại ổ viêm.

1.3. Nêu được quan hệ giữa ổ viêm với toàn thân và ý nghĩa của phản ứng viêm.

  1. Nội dung bài học:

2.1. Đại cương

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Nguyên nhân gây viêm

2.1.3. Phân loại viêm

2.2. Những biến đổi chính tại ổ viêm

2.2.1. Rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm

2.2.2. Phản ứng tế bào trong viêm

2.2.3. Rối loạn chuyển hóa

2.2.4. Tổn thương tổ chức

2.2.5. Dịch rỉ viêm

2.2.6. Tăng sinh tổ chức

2.3. Quan hệ giữa ổ viêm và cơ thể

3.1. Ảnh hưởng của cơ thể đối với phản ứng viêm

2.3.2. Phản ứng viêm ảnh hưởng đến cơ thể

2.3.3. Ý nghĩa của phản ứng viêm

2: Sinh lý bệnh tạo máu                            

  1. Mục tiêu:

1.1. Nêu được định nghĩa thiếu máu, 3 loại thiếu máu thường gặp và 4 hoạt động thích nghi của cơ thể khi thiếu máu..

1.2. Trình bày được 2 khả năng xảy ra của rối loạn bạch cầu và tình trạng rối loạn ác tính dòng bạch cầu.

1.3. Trình bày được tình trạng rối loạn đông máu và chống đông máu.

  1. Nội dung bài học:

2.1. Rối loạn tạo hồng cầu

2.1.1. Nguồn gốc, chức năng và đời sống của hồng cầu

2.1.2. Thiếu máu

2.2. Rối loạn tạo bạch cầu

2.2.1. Rối loạn không ác tính của dòng bạch cầu

2.2.2. Rối loạn ác tính của dòng bạch cầu (bệnh bạch cầu = leucémie)

2.3. Rối loạn tạo tiểu cầu

2.3.1. Quá trình đông máu và chống đông máu

2.3.2. Rối loạn quá trình đông máu và chống đông

3: Sinh lý bệnh tuần hoàn                                            

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày khả năng thích nghi giới hạn của cơ tim.

1.2. Trình bày cơ chế bệnh sinh của các biểu hiện suy tim trái, phải.

  1. 3. Nêu được nguyên nhân và cơ chế của một số trường hợp rối loạn huyết động.
  2. Nội dung bài học:

2.1. Đại cương

2.2. Rối loạn hoạt của tim

2.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động của tim

2.2.2. Khả năng thích nghi của hệ tuần hoàn

2.2.3. Các biện pháp thích nghi của tim

2.2.4. Suy tim

2.3. Rối loạn hoạt động hệ thống mạch

2.3.1. Xơ vữa động mạch

2.3.2. Tăng huyết áp

2.3.3. Hạ huyết áp

4: Sinh lý bệnh hô hấp                                        

  1. Mục tiêu:
    • Nêu được 5 chức năng của bộ máy hô hấp.

1.2. Trình bày được 2 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thông khí và 3 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khuyếch tán khí.

  • Trình bày được các yếu tố làm rối loạn quá trình vận chuyển khí.
  • Trình bày được khái niệm về thiểu năng hô hấp và 4 hoạt động thích nghi của cơ thể khi thiểu năng hô hấp.
  1. Nội dung bài học:

2.1. Chức năng bộ máy hô hấp

2.1.1. Chức năng trao đổi khí

2.1.2. Các chức năng khác

2.2. Rối loạn chức năng hô hấp

2.2.1. Rối loạn quá trình thông khí

2.2.2. Rối loạn qúa trình khuyếch tán khí

2.2.3. Rối loạn quá trình vận chuyển khí

2.2.4. Rối loạn quá trình hô hấp tế bào

2.3. Thiểu năng hô hấp

2.3.1. Khái niệm

2.3.2. Nguyên nhân thiểu năng hô hấp

2.3.3. Hoạt động thích nghi của cơ thể khi thiểu năng hô hấp

2.3.4. Phân loại

5: Sinh lý bệnh tiêu hóa                                      

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được cơ chế bệnh sinh và 4 yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

1.2. Trình bày được các tình trạng rối loạn tiết dịch và co bóp tại ruột.

1.3. Trình bày được các nguyên nhân và hậu quả của rối loạn hấp thu tại ruột.

  1. Nội dung bài học:

2.1. Đại cương

2.2. Rối loạn tiêu hóa tại dạ dày

2.2.1. Rối loạn co bóp của dạ dày

2.2.2. Rối loạn cân bằng tiết dịch

2.2.3. Cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày – tá tràng.

2.3. Rối loạn tiêu hóa tại ruột

2.3.1. Rối loạn tiết dịch tại ruột

2.3.2. Rối loạn co bóp tại ruột

2.3.3. Rối  loạn  hấp  thu

6: Sinh lý bệnh chức năng gan                                     

  1. Mục tiêu:

1.1. Kể được 2 nguyên nhân cơ bản gây rối loạn chức năng gan và 4 đường xâm nhập của các yếu tố gây bệnh.

1.2. Trình bày được các rối loạn chức phận gan.

1.3. Trình bày được các biểu hiện lâm sàng của suy gan cấp và suy gan mạn.

  1. Nội dung bài học:

2.1. Đại cương

2.2. Nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan

2.2.1. Các yếu tố gây bệnh

2.2.2. Đường xâm nhập của các yếu tố gây bệnh

2.3. Rối loạn chức năng gan

2.3.1. Rối loạn chuyển hoá

2.3.2. Rối loạn chức năng chống độc

2.3.3. Rối loạn chức năng tạo và bài tiết mật

2.3.4. Rối loạn tuần hoàn và chức năng tạo máu

2.4. Suy gan

2.4.1. Suy gan cấp tính

2.4.2. Suy gan mạn tính

7: Sinh lý bệnh tiết niệu                                      

  1. Mục tiêu:

1.1. Nêu được các trường hợp thay đổi về số lượng nước tiểu.

2.2. Trình bày được các biểu hiện bất thường của thành phần nước tiểu và máu.

3.3. Nêu được một số bệnh lý thường gặp của thận, cơ chế bệnh sinh và các biểu hiện của các bệnh đó.

  1. Nội dung bài học:

2.1. Đại cương về hệ tiết niệu

2.1.1. Đặc điểm về giải phẫu và sinh lý hệ tiết niệu

2.1.2. Các nghiệm pháp thăm dò chức năng thận

2.2. Các biểu hiện bệnh lý của thận ở máu và nước tiểu

2.2.1. Nước tiểu

2.2.2. Máu

2.3. Một số bệnh lý thường gặp

2.3.1. Viêm cầu thận cấp

2.3.2. Viêm cầu thận mạn

2.3.3. Thận hư nhiễm mỡ

2.3.4. Suy thận

Chương 3. Khái niệm về đáp ứng miễn dịch, kháng nguyên – kháng thể, bệnh lý miễn dịch

1: Khái niệm về đáp ứng miễn dịch                             

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày vai trò đáp ứng MD tự nhiên trong hệ thống đề kháng của cơ thể.

1.2. Trình bày khái quát đáp  ứng MD thu được.

1.3. Trình bày cơ chế viêm không đặc hiệu, viêm đặc hiệu.

  1. Nội dung bài học:

2.1. Đại cương

2.2. Khái niệm về đáp ứng miễn dịch tự nhiên

2.2.1.Đặc điểm của MD tự nhiên

2.2.2. Các mô, tế bào, phân tử tham gia vào đáp ứng MD tự nhiên

2.2. Khái niệm về đáp ứng miễn dịch thu được

2.3.1. Đặc điểm của MD thu được

2.3.2. Hai phương thức của MD thu được

2.3.3. Các giai đoạn của MD thu được

2.3.4. Phân loại MD thu được

2: Kháng nguyên – Kháng thể                             

  1. Mục tiêu:

1.1..Trình bày được các thuộc tính cơ bản của một kháng nguyên.

1.2. Trình bày được cấu trúc cơ bản của phân tử globulin miễn dịch

1.3. Giải thích hai thuộc tính dặc hiệu kháng nguyên và hoạt tính sinh học trong một phân tử kháng thể.

  1. Nội dung bài học:

2.1. Định nghĩa kháng nguyên

2.1.1. Những thuộc tính cơ bản của một kháng nguyên hoàn chỉnh

2.1.2. Hapten

2.2. Kháng thể

2.2.1. Cấu trúc cơ bản của globulin miễn dịch

2.2.2. Thuộc tính sinh học của globulin miễn dịch

3: Bệnh lý miễn dịch                                           

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày các khái niệm về đáp ứng miễn dịch.

1.2. Nêu được khái niệm về qúa mẫn và các loại qúa mẫn.

1.3. Trình bày được khái niệm về thiểu năng miễn dịch và đáp ứng miễn dịch lẫn lộn.

  1. Nội dung bài học:

2.1. Khái niệm về đáp ứng miễn dịch

2.1.1. Miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch không đặc hiệu

2.1.2. Miễn dịch thu được hay miễn dịch đặc hiệu

2.2. Khái niệm về bệnh lý miễn dịch

2.2.1. Quá mẫn

2.2.2. Thiểu năng miễn dịch.

2.2.3. Đáp ứng miễn dịch lẫn lộn (bệnh tự miễn).

  1. Điều kiện thực hiện môn học:
  2. Phòng học: dạy lý thuyết tại khu giảng đường lý thuyêt
  3. Trang thiết bị máy móc: máy tính, máy chiếu, giáo trình, giáo án.
  4. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: giáo án, slide, hình ảnh, video.
  5. Nội dung và phuơng pháp, đánh giá:
  6. Nội dung:

– Về kiến thức:

+ Trình bày được những rối loạn chủ yếu của các cơ quan, hệ thống cơ quan trong những tình trạng bệnh lý quan trọng – phổ biến và cơ chế bệnh sinh của các tình trạng bệnh lý đó.

+ Trình bày được những khái niệm cơ bản về đáp ứng miễn dịch và cơ chế rối loạn đáp ứng miễn dịch.

– Về kỹ năng:

Phân tích, lập luận được các tình huống rối loạn bệnh lý của các cơ quan.

– Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Tự lượng giá kiến thức theo mục tiêu mỗi bài học.

  1. Phuơng pháp:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: kiểm tra viết.

+ Thời gian: 45 phút.

+ Công cụ: Câu hỏi truyền thống cải tiến hoặc câu hỏi trắc nghiệm.

– Thi hết học phần: 1 điểm thi hết học phần.

+ Hình thức: thi viết

+ Thời gian: 60 phút

+ Công cụ: câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

  1. Huớng dẫn thực hiện môn học:
  2. Phạm vi áp dụng môn học: giảng dạy cho sinh viên trung cấp hộ sinh.
  3. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học: dạy học lý thuyết tại trường, sử dụng các phương pháp:

– Thuyết trình ngắn minh hoạ trên sơ đồ, hình ảnh, video.

– Thảo luận nhóm

– Nghiên cứu tài liệu

– Đối với giáo viên, giảng viên:

– Đối với người học:

  1. Những trọng tâm cần chú ý:
  2. Tài liệu tham khảo:

4.1 Tài liệu dạy/học:

Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam, Bài giảng Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Lưu hành nội bộ

4.2 Tài liệu tham khảo:

– Đại học Y Hà Nội, Bài giảng Sinh lý bệnh, Nhà xuất bản Y học, (2002)

– Đại học Y Hà Nội, Bài giảng Miễn dịch học, Nhà xuất bản Y học, (2002)

– Đại học Y tế Công cộng, Bài giảng Sinh lý bệnh – Miễn dịch, Nhà xuất bản Y học, (2003).

– Đại học Y Hà Nội, Bài giảng Miễn dịch học, Nhà xuất bản Y học, (2006)

  1. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Bộ môn Y học cơ sở – Khoa Y .

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

 

Tên môn học: DỊCH TỄ HỌC VÀ CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Mã môn học: MH

Thời gian thực hiện môn học: 15 giờ;  (Lý thuyết: 3 giờ; Thực hành: 10; Kiểm tra: 2 giờ )

  1. Vị trí, tính chất môn học:

Là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp ngành hộ sinh

  1. Mục tiêu môn học:

– Kiến thức:

+ Trình bày được định nghĩa, nhiệm vụ, các thiết kế nghiên cứu dịch tễ học cũng như nguyên lý kiểm soát phòng chống dịch bệnh.

+ Trình bày được khái niệm,  triệu chứng học đặc điểm dịch tễ của một số bệnh truyền nhiễm thường gặp.

+ Tích cực giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng về chữa bệnh và phòng bệnh.

–  Kỹ năng:

+ Tính toán được các chỉ số sinh, tử vong, số đo mắc bệnh của quần thể.

+ Tư vấn, GDSK tốt cho bệnh nhân về cách phòng các bệnh truyền nhiễm.

– Thái độ:

+ Xây dựng thái độ tôn trọng và yêu thương con người để làm hết sức mình để cứu giúp bệnh nhân, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

+ Có ý thức dự phòng lây nhiễm chéo cho mình và cho các bệnh nhân khác trong quá trình thực hành lâm sàng.

III. Nội dung môn học:

  1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
STT Tên chuơng, mục Thời gian (giờ)
Tổng LT TH Kiểm tra
1 Chương I: Dịch tễ học Đại cương

 

2.5 0.5 1 1
2 Chương 2.Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm

 

12.5 2.5 9 1
Tổng cộng 15 3 10 2

 

 

  1. Nội dung chi tiết:

Chương 1:                                                             Thời gian: 2.5  giờ.

  1. Mục tiêu:

1.1.  Trình bày được định nghĩa, nhiệm vụ, các thiết kế nghiên cứu dịch tễ học cũng như nguyên lý kiểm soát phòng chống dịch bệnh.

1.2.Tính toán được các chỉ số sinh, tử vong, số đo mắc bệnh của quần thể.

1.3. Xây dựng thái độ tôn trọng và yêu thương con người để làm hết sức mình để cứu giúp bệnh nhân, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

  1. Nội dung:

2.1. Đại cương Dịch tễ học

2.1.1. Định nghĩa phạm vi dịch tễ học.

2.1.2. Đề câp dịch tễ học

2.1.3. Mục tiêu dịch tễ học.

2.1.4. Nhiệm vụ, nội dung dịch tễ học .

2.2. Sơ lược các nghiên cứu trong dịch tễ học.

2.2.1. Đại cương

2.2.2. Nghiên cứu quan sát

2.2.3. Nghiên cứu phân tích.

2.2.4. Nghiên cứu thực nghiệm.

2.3. Số đo mắc bệnh, số đo tử vong

2.3.1. Các khái niệm sử dụng

2.3.2. Tỷ suất, tỷ lệ, tỷ số

2.3.3. Số đo bệnh trạng

2.3.4. Số đo tử vong.

2.4. Nghiên cứu mô tả

2.4.1. Khái niệm

2.4.2. Các phương pháp nghiên cứu.

2.4.3. Các đặc trưng mô tả.

2.4.4. Kết luận.

2.5. Điều tra xử lý một vụ dịch

2.5.1. Điều tra dịch

2.5.2. Các yêu cầu điều tra một vụ dịch.

2.5.3. Điều tra một trường hợp bệnh hoặc một vụ dịch bệnh truyền nhiễm có quy mô nhỏ

2.5.4. Các giai đoạn tiến hành

2.6. Các nguyên lý phòng chống dịch.

2.6.1. Định nghĩa

2.6.2. Xác định vụ dịch.

2.6.3. Kiểm soát một vụ dịch

Chương 2:                                                                    Thời gian:    12.5 giờ

  1. 1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được khái niệm,  triệu chứng học đặc điểm dịch tễ, phòng ngừa của một số bệnh truyền nhiễm thường gặp.

1.2. Tư vấn, GDSK tốt cho bệnh nhân về cách phòng các bệnh truyền nhiễm.

1.3. Có ý thức dự phòng lây nhiễm chéo cho mình và cho các bệnh nhân khác trong quá trình thực hành lâm sàng.

  1. Nội dung chương:

2.1. Dịch tễ học lâm sàng bệnh Lỵ trực khuẩn.

2.1.1. Tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

2.1.2. Quá trình dịch.

2.1.3. Đặc điểm dịch tễ.

2.1.4. Các biện pháp phòng chống dich.

2.2. Dịch tễ học lâm sàng bệnh Tả.

2.2.1. Tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

2.2.2. Quá trình dịch.

2.2.3. Đặc điểm dịch tễ.

2.2.4. Các biện pháp phòng chống dịch

2.3. Dịch tễ học lâm sàng bệnh Sốt xuất huyết

2.3.1. Tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

2.3.2. Quá trình dịch.

2.3.3. Đặc điểm dịch tễ.

2.3.4. Các biện pháp phòng chống dich.

2.4. Dịch tễ học lâm sàng bệnh Viêm gan vi rút

2.4.1. Tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

2.4.2. Quá trình dịch.

2.4.3. Đặc điểm dịch tễ.

2.4.4. Các biện pháp phòng chống dich.

2.5. Dịch tễ học lâm sàng bệnh Cúm

2.5.1. Tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

2.5.2. Quá trình dịch.

2.5.3. Đặc điểm dịch tễ.

2.5.4. Các biện pháp phòng chống dich.

2.6. Dịch tễ học lâm sàng bệnh Ho gà

2.6.1. Tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

2.6.2. Quá trình dịch.

2.6.3. Đặc điểm dịch tễ.

2.6.4. Các biện pháp phòng chống dich.

2.7. Dịch tễ học lâm sàng bệnh Thương hàn

2.7.1. Tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

2.7.2. Quá trình dịch.

2.7.3. Đặc điểm dịch tễ.

2.7.4. Các biện pháp phòng chống dich.

2.8. Dịch tễ học lâm sàng bệnh Quai bị

2.8.1. Tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

2.8.2. Quá trình dịch.

2.8.3. Đặc điểm dịch tễ.

2.8.4. Các biện pháp phòng chống dich.

2.9. Dịch tễ học lâm sàng bệnh Thủy đậu

2.9.1. Tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

2.9.2. Quá trình dịch.

2.9.3. Đặc điểm dịch tễ.

2.9.4. Các biện pháp phòng chống dich.

2.10. Dịch tễ học lâm sàng bệnh Dại

2.10.1. Tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

2.10.2. Quá trình dịch.

2.10.3. Đặc điểm dịch tễ.

2.10.4. Các biện pháp phòng chống dich.

2.11. Dịch tễ học lâm sàng bệnh Uốn ván

2.11.1. Tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

2.11.2. Quá trình dịch.

2.11.3. Đặc điểm dịch tễ.

2.11.4. Các biện pháp phòng chống dich.

2.12. Dịch tễ học lâm sàng bệnh Sốt rét

2.12.1. Tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

2.12.2. Quá trình dịch.

2.12.3. Đặc điểm dịch tễ.

2.12.4. Các biện pháp phòng chống dich.

2.13. Dịch tễ học lâm sàng HIV/AIDS

2.13.1. Tác nhân gây bệnh, bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

2.13.2. Quá trình dịch.

2.13.3. Đặc điểm dịch tễ.

2.13.4. Các biện pháp phòng chống dich.

  1. Điều kiện thực hiện môn học:
  2. Phòng học chuyên môn hóa: Phòng học thông thường
  3. Trang thiết bị máy móc: Projector, quạt mát, điều hòa không khí, máy tính cá nhân
  4. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giấy, bút, máy tính cá nhân, giáo trình
  5. Các điều kiện khác: không
  6. Nội dung và phương pháp đánh giá:
  7. Nội dung đánh giá: Đánh giá kiến thức môn học theo mục tiêu kiến thức.
  8. Phương pháp đánh giá: Bài kiểm tra 1 tiết thi trắc nghiệm hoặc câu hỏi ngắn. Đánh giá hết học phần: là bài thi hết học phần.

 

  1. Hướng dẫn thực hiện môn học:
  2. Phạm vi áp dụng môn học: Trung cấp hộ sinh.
  3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
  • Đối với giáo viên, giảng viên: Thuyết trình, thảo luận nhóm
  • Đối với người học: Học tập trung tại giảng đường nghe giảng, trả lời, động não
  1. Những trọng tâm cần chú ý: Các điểm mấu chốt của các bài học
  2. Tài liệu tham khảo:

-Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam, Giáo trình Dịch tễ học và các bệnh truyền nhiễm, Lưu hành nội bộ.

– Nguyễn Minh Sơn (2011), Dịch tễ học, Nhà xuất bản giáo dục.

– Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi (2007), Bệnh học truyền nhiễm, Nhà XBYH.

– ĐH Y Hà Nội (2013), Bài giảng Bệnh truyền nhiễm, Dành cho sinh viên đa khoa Nhà XBYH.

– Đại học Y Hà Nội, Vệ sinh môi trường – dịch tễ (tập 1, 2), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2006

  1. Ghi chú và giải thích (nếu có):

ĐDĐK: Điều dưỡng đa khoa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

 

Tên môn học: GIẢI PHẪU SINH LÝ CHUYÊN NGÀNH

Mã môn học: MH 03

Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 2 giờ )

  1. Vị trí, tính chất của môn học:

– Vị trí: Sau khi học xong các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, điều dưỡng.

– Tính chất: Môn học có 2 phần lý thuyết và thực hành

  1. Mục tiêu môn học:

–  Kiến thức:

+  Trình bày được những kiến thức cơ bản về sự thay đổi của bộ phận sinh dục nữ và vai trò của nó trong quá trình mang thai, chuyển dạ, đẻ và thời kỳ sau đẻ.

–  Kỹ năng: Khám  được các mốc giải phẫu sinh lý chuyên ngành

– Về năng lực tự chủ: Vận dụng được những kiến thức đó để tư vấn và thực hành hộ sinh hiệu quả, an toàn.

III. Nội dung môn học:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên chương, mục Thời gian (giờ)
TS LT TH KT
1 Chương I. Giải phẫu khung chậu nữ 2.5 0.5 2
2 Chương II. Giải phẫu bộ phận sinh dục nữ 2.5 0.5 2
3 Chương III. Sinh lý kinh nguyệt 1.5 0.5 0 1
4 Chương IV. Giải phẫu và sinh lý thời kỳ thai nghén 2.5 0.5 2
5 Chương V. Sinh lý chuyển dạ đẻ 2.5 0.5 2
6 Chương VI. Giải phẫu và sinh lý thời kỳ sau đẻ 3.5 0.5 2 1
TỔNG 15 15 3 10
  1. Nội dung chi tiết:

Chương 1. Giải phẫu khung chậu nữ                               Thời gian: 2.5 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Mô tả cấu tạo và hình thể một khung chậu nữ

1.2. Nêu được các đường kính của đại khung và tiểu khung

1.3.  Mô tả được chức năng sinh lý của đáy chậu nữ

  1. Nội dung chương:

2.1.Cấu tạo và hình thể

2.2. Đại khung

2.3. Tiểu khung

2.4. Xếp loại khung chậu

2.5. Thủ thuật đo khung chậu

2.6. Đáy chậu.

Chương 2. Giải phẫu bộ phận sinh dục nữ                      Thời gian: 2.5 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Nêu tên và chỉ trên tranh hoặc mô hình đầy đủ các thành phần của bộ phận sinh dục nữ và các lien quan của nó

1.2.  Trình bày được cấu trúc và chức năng của tử cung

1.3. Trình bày được vị trí, hình thể của buồng trứng

  1. Nội dung chương:

2.1. Âm hộ

2.2. Âm đạo

2.3. Tầng sinh môn

2.4. Tử cung

2.5. Buồng trứng

2.6. Ống dẫn trứng

Chương 3. Sinh lý kinh nguyệt                                         Thời gian: 1.5 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Nêu được khái niệm kinh nguyệt và các đặc tính của kinh nguyệt

1.2. Trình bày được hoạt động của buồng trứng trong một chu kỳ kinh nguyệt

1.3. Trình bày được các thời kỳ hoạt động sinh dục ở phụ nữ.

  1. Nội dung chương:

2.1.Chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động của buồng trứng.

2.2. Chức năng nội giờ của buồng trứng.

2.3. Các thời kỳ hoạt động sinh dục ở phụ nữ

Chương 4. Giải phẫu và sinh lý thời kỳ thai nghén           Thời gian: 2.5 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Trình bày được sự thay đổi về nội tiết của người phụ nữ trong quá trình mang thai

1.2.  Mô tả được sự thay đổi cơ bản về GP và sinh lý ở cơ quan sinh dục của thai phụ

1.3. Mô tả được sự thay đổi về giải phẫu và sinh lý ở các cơ quan khác của thai phụ

  1. Nội dung chương:

2.1.Thay đổi về nội tiết.

2.2. Thay đổi giải phẫu và sinh lý ở bộ phận sinh dục

2.3. Thay đổi giải phẫu và sinh lý ở cơ quan khác

2.4. Những tình huống thực tế có lien quan

Chương 5. Sinh lý chuyển dạ đẻ                                        Thời gian: 2.5 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Nêu được 6 đặc điểm của cơn co tử cung trong chuyển dạ

1.2. Phân tích được tác dụng của cơn co tử cung và cơn co thành bụng đối với thai phụ và thai nhi trong chuyển dạ

1.3. Trình bày được 6 triệu chứng lâm sàng của chuyển dạ, cách chẩn đoán và tiên lượng một cuộc chuyển dạ đẻ.

  1. Nội dung chương:

2.1.Khái niệm

2.2. Nguyên nhân gây chuyển dạ đẻ

2.3. Cơn co tử cung

2.4. Cơn co tử cung và cơn co thành bụng trong giai đoạn sổ thai

2.5. Tác dụng của cơn co tử cung và cơn co thành bụng

2.6. Chẩn đoán chuyển dạ

2.7. Tiên lượng cuộc chuyển dạ

Chương 6. Giải phẫu và sinh lý thời kỳ sau đẻ                Thời gian: 3.5 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Phân tích được sự thay đổi về giải phẫu và sinh lý ở bộ phận sinh dục trong thời kỳ sau đẻ.

1.2. Trình bày được các hiện tượng lâm sàng của thời kỳ sau đẻ

  1. Nội dung chương:

2.1.Định nghĩa

2.2. Sinh lý học và giải phẫu học thời kỳ sau đẻ

2.3. Những hiện tượng lâm sàng thời kỳ sau đẻ

  1. Điều kiện thực hiện môn học:
  2. Phòng học:

– Dạy lý thuyết: tại giảng đường lý thuyết(nhà G)

– Dạy thực hành: tại khu nhà thực hành tiền lâm sàng(nhà D3), cơ sở hoặc cộng đồng đóng vai, làm việc theo nhóm.

  1. Trang thiết bị dạy học:

– Dạy lý thuyết: computer, projector, giáo trình,

– Dạy thực hành: kịch bản, case study, video, computer, máy chiếu

  1. Học liệu dụng cụ, nguyên vật liệu

– Dạy lý thuyết: giáo án, video minh họa

– Dạy thực hành: kịch bản, case study, video

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá:
  2. Nội dung

*Lý thuyết:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: kiểm tra viết.

+ Thời gian: 45 phút.

+ Công cụ: Câu hỏi truyền thống cải tiến hoặc câu hỏi trắc nghiệm.

*Thực hành:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: Thực hiện bài tập thực hành

  1. Phương pháp đánh giá:

Thi hết học phần: 1 điểm thi hết học phần.

+ Hình thức: thi lý thuyết sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến hoặc câu hỏi trắc nghiệm.

  1. Hướng dẫn thực hiện môn học:
  2. Phạm vi áp dụng môn học: trình độ trung cấp hộ sinh
  3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học

Lý thuyết: Tổ chức dạy/ học tại trường; sử dụng các phương pháp:

– Thuyết trình ngắn có minh hoạ bằng tranh và hình vẽ.

– Thảo luận nhóm, đóng vai.

– Nghiên cứu tài liệu

  1. Những trọng tâm cần chú ý: Môn học có học phần thực hành bắt buộc sự tham gia đầy đủ của sinh viên

4  Tài liệu:

4.1. Tài liệu dạy /học:

– Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam, giáo trình giải phẫu – sinh lý (lưu hành nội bộ).

4.2. Tài liệu tham khảo:

– Trường ĐHY Hà Nội, Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, (Năm 2007)

– Trường ĐH ĐD Nam Định, Điều dưỡng sản phụ khoa, Nxb Y học, (Năm 1997)

  1. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Bộ môn Sản – Khoa Y

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

 

Tên môn học: CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ VÀ NAM HỌC

Mã môn học: MH 04

Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập 30 giờ; kiểm tra: 2 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học:

– Vị trí: Sau khi học xong các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, điều dưỡng, nội, ngoại.

– Tính chất: Môn học có 2 phần lý thuyết và thực hành

  1. Mục tiêu môn học:

– Kiến thức:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên, tuổi sinh đẻ, tuổi mãn kinh và nam học;

+ Trình bày được cách phát hiện, xử trí ban đầu, cách dự phòng một số tình trạng rối loạn về thể chất, chức năng sinh sản và một số bệnh thường gặp của bộ phận sinh dục;

–  Kỹ năng:

Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc cho người có bệnh lý về sức khỏe sinh sản tại bệnh viện và cộng đồng.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Thể hiện tốt các vấn đề đã được học trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các độ tuổi khác nhau.

 III. Nội dung môn học:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

 

TT Tên chương, mục Thời gian (giờ)
TS LT TH KT
1 Chương I. Khám phụ khoa 1 1
2 Chương II. Dậy thì và mãn kinh 1 1
3 Chương III. CS bệnh nhân có khối u sinh dục 1 1
4 Chương IV. Chăm sóc bệnh nhân viêm sinh dục 1 1
  Chương V. Chăm sóc bệnh nhân rò bàng quang – âm đạo và các dị tật đường sinh dục 3 3
6 Chương VI. Đại cương về bệnh học giới tính nam 2 2
7 Chương VII. Vô sinh 2 2
8 Chương VIII. Tư vấn chăm sóc SK phụ nữ 2 2
9 Thực hành bệnh viện 30 30
TỔNG 45 13 30 2

 

 

  1. Nội dung chi tiết:

Chương 1. Khám phụ khoa                                                         Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Chuẩn bị được đầy đủ các dụng cụ cần thiết để khám phụ khoa.

1.2.Tiến hành được công việc khám phụ khoa trên mô hình / bệnh nhân đúng và đủ các bước như quy định.

  1. Nội dung chương:

2.1. Tuyến áp dụng.

2.2. Người thực hiện.

2.3. Chuẩn bị.

2.4. Khám.

Chương 2. Dậy thì và mãn kinh                                                 Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Mô tả các thay đổi về thể chất ở tuổi vị thành niên và phụ nữ tuổi mãn kinh.

1.2. Phân tích được sự thay đổi tâm sinh lý tuổi vị thành niên và những biến cố hay gặp ở người phụ nữ tuổi mãn kinh.

1.3. Tư vấn được nguy cơ thai nghén, bệnh lây truyền qua đường tình dục ở tuổi vị thành niên và hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người phụ nữ tuổi mãn kinh.

1.4. Kể được 5 loại bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh.

  1. Nội dung chương:

2.1. Vị thành niên.

2.1.1.Định nghĩa

2.1.2. Sự thay đổi thể chất ở tuổi vị thành niên.

2.1.3. Sự thay đổi sinh lý

2.1.4. Thay đổi về tâm lý

2.1.5. Nguy cơ thai nghén ở tuổi VTN

2.1.6. Nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV / AIDS

2.1.7. Nguy cơ quấy rối tình dục ở tuổi vị thành niên

2.1.8. Truyền thông tư vấn ở tuổi vị thành niên

2.1.9. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên

2.2. Tuổi mãn kinh

2.2.1. Định nghĩa

2.2.2. Sinh lý tuổi mãn kinh

2.2.3. Thay đổi giải phẫu ở phụ nữ tuổi mãn kinh

2.2.4. Những rối loạn thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh

2.2.5. Những biến cố thường gặp ở tuổi mãn kinh

2.2.6. Tư vấn và chăm sóc người phụ nữ tuổi mãn kinh

2.2.7. Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ mãn kinh

Chương 3. Chăm sóc bệnh nhân có khối u sinh dục                  Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.Mô tả được các dấu hiệu của khối u vú và cách chăm sóc khối u vú.

1.2.Liệt kê được các dấu hiệu ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung và kế hoạch chăm sóc ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung.

1.3.Trình bày được các biến chứng của khối u buồng trứng.

  1. Nội dung chương:

2.1.Đại cương.

2.2. Sinh bệnh học.

2.2.1. Khối u vú

2.2.2. Khối u ở cổ tử cung

2.2.3. Khối u ở tử cung

2.2.4. Khối u ở buồng trứng

2.3. Chăm sóc bệnh nhân có u sinh dục.

2.3.1. Nhận định

2.3.2. Các vấn đề cần chăm sóc

2.3.3. Lập kế hoạch chăm sóc

2.3.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.3.5. Đánh giá

Chương 4. Chăm sóc bệnh nhân viêm sinh dục               Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Nêu được các hình thái viêm nhiễm đường sinh dục thông thường ở người phụ nữ.

1.2. Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân viêm sinh dục.

  1. Nội dung chương:

2.1. Đại cương.

2.2. Các hình thái viêm nhiễm sinh dục thông thường ở phụ nữ.

2.2.1. Viêm âm hộ

2.2.2. Viêm hay áp xe tuyến Bartholin

2.2.3. Viêm âm đạo, cổ tử cung

2.2.4. Viêm tử cung

2.2.5. Viêm phần phụ

2.3. Chăm sóc phụ nữ bị viêm nhiễm sinh dục.

2.3.1. Nhận định

2.3.2. Chẩn đoán điều dưỡng

2.3.3. Lập kế hoạch chăm sóc

2.3.4. Thực hiện kế hoạch

2.3.5. Đánh giá

Chương 5. Chăm sóc bệnh nhân rò bàng quang – âm đạo và các dị tật đường sinh dục                                                                                             Thời gian: 3 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.Nêu được 5 nguyên nhân gây rò bàng quang – âm đạo.

1.2.Trình bày được các triệu chứng rò bàng quang – âm đạo.

1.3.Nêu được hướng điều trị và cách chăm sóc bệnh nhân rò bàng quang – âm đạo.

  1. Nội dung chương:

2.1. Nguyên nhân.

2.2. Bệnh học.

2.3. Triệu chứng và chẩn đoán.

2.4. Chăm sóc và điều trị.

2.5. Dự phòng.

2.6. Chăm sóc.

2.6.1. Nhận định

2.6.2. Chẩn đoán điều dưỡng

2.6.3. Lập kế hoạch chăm sóc

2.6.4. Thực hiện kế hoạch

2.6.5. Đánh giá

Chương 6. Đại cương về bệnh học giới tính nam                       Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề cơ bản về sức khoẻ sinh sản nam giới.
  2. Nội dung chương:

2.1. Rối loạn cương dương.

2.2. Rối loạn xuất tinh.

2.3. Mãn dục nam giới.

2.4. Suy sinh dục nam.

2.5. Giãn tĩnh mạch tinh.

Chương 7. Vô sinh                                                             Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Nêu được định nghĩa về vô sinh.

1.2. Trình bày được các bước thăm dò chẩn đoán một cặp vợ chồng vô sinh.

  1. Nội dung chương:

2.1. Mở đầu.

2.2. Định nghĩa về vô sinh.

2.3. Nguyên nhân vô sinh.

2.4. Khám và chẩn đoán vô sinh.

2.4.1. Hỏi bệnh sử và thăm khám

2.4.2. Các xét nghiệm thăm dò cho một cặp vợ chồng vô sinh

2.5. Điều trị.

2.5.1. Về phía người vợ

2.5.2. Về phía người chồng

2.5.3. Phương pháp hỗ trợ sinh sản

2.6. Vai trò của người hộ sinh trong điều trị vô sinh.

2.6.1. Tư vấn

2.6.2. Hỗ trợ điều trị vô sinh

2.6.3. Khi người phụ nữ điều trị vô sinh có kết quả

2.7. Dự phòng.

2.8. Chăm sóc.

Chương 8. Tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ                          Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được giáo dục sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nói chung.

1.2. Thực hiện được việc tư vấn đầy đủ về sức khỏe sinh sản cho từng đối tượng: vị thành niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ tuổi mãn kinh.

  1. Nội dung chương

2.1. Đại cương.

2.2. Giáo dục SKSS cho phụ nữ nói chung.

2.3. Giáo dục SKSS ở tuổi vị thành niên.

2.4. Giáo dục SKSS ở phụ nữ tuổi sinh sản.

2.5. Giáo dục SKSS ở người phụ nữ tuổi mãn kinh.

  1. Điều kiện thực hiện môn học:
  2. Phòng học:

– Dạy lý thuyết: tại giảng đường lý thuyết(nhà G)

– Dạy thực hành: tại khu nhà thực hành tiền lâm sàng(nhà D3), cơ sở hoặc cộng đồng đóng vai, làm việc theo nhóm.

  1. Trang thiết bị dạy học:

– Dạy lý thuyết: computer, projector, giáo trình,

– Dạy thực hành: kịch bản, case study, video, computer, máy chiếu

  1. Học liệu dụng cụ, nguyên vật liệu

– Dạy lý thuyết: giáo án, video minh họa

– Dạy thực hành: kịch bản, case study, video

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá:

4.1. Nội dung

Kiến thức:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên, tuổi sinh đẻ, tuổi mãn kinh và nam học;

+ Trình bày được cách phát hiện, xử trí ban đầu, cách dự phòng một số tình trạng rối loạn về thể chất, chức năng sinh sản và một số bệnh thường gặp của bộ phận sinh dục;

– Kỹ năng:

Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc cho người có bệnh lý về sức khỏe sinh sản tại bệnh viện và cộng đồng.

–  Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Thể hiện tốt các vấn đề đã được học trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các độ tuổi khác nhau.

4.2. Phương pháp đánh giá:

*Lý thuyết:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: kiểm tra viết.

+ Thời gian: 45 phút.

+ Công cụ: Câu hỏi truyền thống cải tiến hoặc câu hỏi trắc nghiệm.

*Thực hành:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: Thực hiện bài tập thực hành tại bệnh viện hoặc thi vấn đáp hoặc phiếu chăm sóc

Thi hết học phần: 1 điểm thi hết học phần.

+ Hình thức: thi lý thuyết sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến, câu hỏi tình huống hoặc câu hỏi trắc nghiệm.

+ Thời gian: 90 phút.

  1. Hướng dẫn thực hiện môn học
  2. Phạm vi áp dụng môn học: Giảng dạy trình độ trung cấp ngành hộ sinh
  3. Phương pháp dạy/ hoc:

Lý thuyết: Tổ chức dạy/ học tại trường; sử dụng các phương pháp:

– Thuyết trình ngắn có minh hoạ bằng tranh và hình vẽ.

– Thảo luận nhóm, đóng vai; Nghiên cứu tài liệu

  1. Những trọng tâm cần chú ý: Môn học có học phần thực hành bắt buộc sự tham gia đầy đủ của sinh viên
  2. Tài liệu tham khảo:

– PGS.TS.Cao Ngọc Thành, Trường ĐHY Huế, Bài giảng Điều dưỡng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, (2007)

– Trường ĐHĐD Nam Định, Điều dưỡng sản phụ khoa, Nxb Y học, (Năm 1997).

– Bộ Y tế, “Chăm sóc sức khỏe phụ nữ”, “Chăm sóc Bà mẹ thời kỳ thai nghén”, “Chăm sóc bà mẹ trong khi đẻ”, “Chăm sóc sau đẻ”, “Dân số kế hoạch hóa gia đình”, “Sổ tay quy trình thực hành”, Nhà xuất bản Y học – (2005).

  1. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Khoa Y Dược

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

 

Tên môn học: CHĂM SÓC THAI NGHÉN

Mã môn học: MH 05

Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 30 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học:

– Vị trí: Sau khi học xong môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, điều dưỡng, nội, ngoại.

– Tính chất: Môn học có 2 phần lý thuyết và thực hành

  1. Mục tiêu môn học:

– Kiến thức:   Trình bày được những kiến thức cơ bản về sinh lý sinh sản

–  Kỹ năng:

+ Chẩn đoán và quản lý được thai nghén bình thường

+  Hướng dẫn – tư vấn được cho các bà mẹ tự chăm sóc thai nghén và cộng đồng chăm sóc phụ nữ khi mang thai.

 – Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thể hiện tốt các vấn đề đã được học trong chăm  sóc thai phụ.

III. Nội dung môn học:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
STT Tên chương, mục Thời giang ( giờ)
Tổng LT TH KT
1 Chương 1. Sinh lý thai nghén 2 2
2 Chương 2. Sự thụ tinh làm tổ phát triển của trứng 2 2
3 Chương 3. Thai nhi đủ tháng, phần phụ đủ tháng 3 2 1
4 Chương 4. Chẩn đoán thai nghén – quản lý thai nghén 3 3
5 Chương 5. Ngôi thế – kiểu thế để lọt 2 2
6 Chương 6.  Vệ sinh thai nghén 2 2 1
7 Chương 7. Thực hành tại bệnh viện 30
Tổng 45 13 30 2
  1. Nội dung chi tiết:

Chương 1. Sinh lý thai nghén                                            Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được những thay đổi về nội tiết của người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén.

1.2. Trình bày  được những thay đổi về GP và sinh lý ở bộ phận sinh dục khi có thai.

1.3. Trình bày  được những thay đổi về GPSL ở ngoài bộ phận sinh dục khi có thai.

1.4. Áp dụng những kiến thức mới học để có thể giải thích cho thai phụ và hướng dẫn tự chăm sóc thai nghén.

  1. Nội dung chương:

2.1. Đại cương.

2.2. Thay đổi về nội tiết.

2.2.1. HCG.

2,2.2. Các Hormon Steroid

2.2.3. Các tuyến nội tiết khác

2.3. Thay đổi về giải phẫu và sinh lý ở bộ phận sinh dục.

2.3.1. Thay đổi ở thân tử cung

2.3.2. Thay đổi ở eo tử cung

2.3.3. Thay đổi tại cổ tử cung

2.3.4. Thay đổi tại âm hộ, âm đạo

2.3.5. Thay đổi tại buồng trứng và ống dẫn trứng

2.4. Những thay đổi về giải phẫu và sinh lý các cơ quan ngoài bộ phận sinh dục.

2.4.1. Thay đổi tại vú

2.4.2. Thay đổi ở da, gân, cơ và xương khớp

2.4.3. Thay đổi ở bộ máy tuần hoàn

2.4.4. Thay đổi ở bộ máy hô hấp

2.4.5. Thay đổi ở bộ máy tiết niệu

2.4.6. Thay đổi ở bộ máy tiêu hoá

2.4.7. Thay đổi ở bộ máy thần kinh

2.4.8. Thay đổi về hệ thống xương khớp

2.4.9. Những thay đổi khác ở toàn thân

2.5. Áp dụng thực tế.

Chương 2. Sự thụ tinh làm tổ phát triển của trứng                    Thời gian: 3 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Định nghĩa được các hiện tượng thụ tinh, di chuyển, làm tổ và phát triển của trứng.

1.2. Mô tả được các hiện tượng thụ tinh, di chuyển, làm tổ và phát triển của trứng thành phôi và thai nhi ở người.

1.3. Áp dụng được các kiến thức nêu trên để giải thích được một số hiện tượng sinh lý và bệnh lý có liên quan

  1. Nội dung chương:

2.1. Đại cương.

2.2. Các định nghĩa.

2.2.1. Thụ tinh.

2.2.2. Sự di chuyển của trứng.

2.2.3. Làm tổ.

2.2.4. Phát triển của trứng.

2.3. Mô tả các hiện tượng.

2.3.1. Hiện tượng thụ tinh.

2.3.2. Hiện tượng di chuyển của trứng.

2.3.3. Hiện tượng làm tổ của trứng.

2.3.4. Sự phát triển của trứng thành phôi và thành thai nhi.

2.4. Áp dụng thực tế.

Chương 3. Thai nhi đủ tháng, phần phụ đủ tháng.                  Thời gian: 3 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Mô tả được đặc điểm chung, đặc điểm giải phẫu của thai nhi đủ tháng.

1.2. Trình bày được đặc điểm sinh lý của thai nhi đủ tháng.

1.3. Mô tả được đặc điểm của màng rau, bánh rau, dây rau và nước ối.

  1. Nội dung chương:

2.1. Thai nhi đủ tháng.

2.1.1.  Đại cương.

2.1.2. Đặc điểm chung.

2.1.3. Đặc điểm về giải phẫu.

2.1.4. Sinh lý thai nhi đủ tháng.

2.2. Phần phụ đủ tháng.

2.2.1. Các màng thai.

2.2.2. Bánh rau.

2.2.3. Dây rau.

2.2.4. Nước ối.

Chương 4. Chẩn đoán thai nghén – quản lý thai nghén            Thời gian: 3 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của thai nghén trong 20 tuần đầu và 20 tuần cuối của thời kỳ thai nghén.

1.2. Chẩn đoán được tuổi thai.

1.3. Trình bày được quy trình quản lý thai nghén tại tuyến y tế cơ sở.

  1. Nội dung chương:

2.1. Chẩn đoán thai nghén.

2.1.1. Đại cương.

2.1.2. Chẩn đoán thai nghén 20 tuần đầu.

2.1.3. Chẩn đoán thai nghén 20 tuần cuối

2.1.4. Chẩn đoán phân biệt.

2.1.5. Chẩn đoán tuổi thai.

2.1.6. Dự kiến ngày sinh.

2.2. Quản lý thai nghén.

2.2.1.  Đăng ký thai nghén.

2.2.2. Công cụ quản lý thai nghén tại tuyến y tế cơ sở.

Chương 5. Ngôi thế – kiểu thế để lọt                                  Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Định nghĩa được ngôi, thế và kiểu thế của thai nhi.

1.2. Xác định được đúng điểm mốc của mỗi loại ngôi.

1.3. Trình bày được đúng số đo các đường kính trong của khung chậu mẹ và các đường kính lọt của mỗi ngôi thai.

1.4. Mô tả được bốn mức độ tiến triển và ba mức độ lọt của ngôi chỏm.

1.5. Trình bày được các triệu chứng chính để chẩn đoán các ngôi thai.

  1. Nội dung chương:

2.1. Nhắc lại giải phẫu khung chậu người mẹ.

2.1.1.  Eo trên.

2.1.2. Eo giữa.

2.1.3. Eo dưới.

2.1.4. Tiểu khung.

2.1.5. Các mặt phẳng khung chậu

2.1.6. Các trục của khung xương chậu

2.2. Các định nghĩa về ngôi, thế, kiểu thế của thai.

2.2.1. Ngôi

2.2.2. Thế

2.2.3. Kiểu thế

2.2.4. Kiểu thế sổ

2.3. Quá trình thai được đẻ ra ngoài.

2.4. Sự tiến triển của ngôi thai và các mức độ lọt của ngôi.

Chương 6. Vệ sinh thai nghén                                                    Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được cách hướng dẫn cho thai phụ về vấn đề vệ sinh khi có thai.

1.2. Nắm được chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, sử dụng thuốc men trong khi có thai.

  1. Nội dung chương:

2.1.Đại cương.

2.2. Vệ sinh khi có thai.

2.2.1. Vệ sinh thân thể

2.2.2. Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài

2.2.3. Vệ sinh vú

2.2.4. Trang phục

2.2.5. Vệ sinh răng miệng

2.2.6. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi

2.3. Chế độ ăn uống khi có thai.

2.3.1. Protid

2.3.2. Lipid

2.3.3. Glucid

2.3.4. Các chất vô cơ

2.4. Dùng thuốc.

  1. Điều kiện thực hiện môn học:
  2. Phòng học:

– Dạy lý thuyết: tại giảng đường lý thuyết

– Dạy thực hành: tại khu nhà thực hành tiền lâm sàng cơ sở hoặc cộng đồng đóng vai, làm việc theo nhóm.

  1. Trang thiết bị dạy học:

– Dạy lý thuyết: computer, projector, giáo trình,

– Dạy thực hành: kịch bản, case study, video, computer, máy chiếu

  1. Học liệu dụng cụ, nguyên vật liệu

– Dạy lý thuyết: giáo án, video minh họa

– Dạy thực hành: kịch bản, case study, video

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá:
  2. Nội dung

Kiến thức:

Trình bày được những kiến thức cơ bản về sinh lý sinh sản

Kỹ năng:

+ Chẩn đoán và quản lý được thai nghén bình thường

+ Hướng dẫn – tư vấn được cho các bà mẹ tự chăm sóc thai nghén và cộng đồng chăm sóc phụ nữ khi mang thai.

 – Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thể hiện tốt các vấn đề đã được học trong chăm sóc thai phụ.

  1. Phương pháp đánh giá:

*Lý thuyết:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: kiểm tra viết.

+ Thời gian: 45 phút.

+ Công cụ: Câu hỏi truyền thống cải tiến/câu hỏi trắc nghiệm.

*Thực hành:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: Thực hiện bài tập thực hành tại bệnh viện hoặc thi vấn đáp hoặc phiếu chăm sóc

Thi hết học phần: 1 điểm thi hết học phần.

+ Hình thức: thi lý thuyết sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến.

+ Thời gian: 90 phút.

  1. Hướng dẫn thực hiện môn học
  2. Phạm vi áp dụng môn học: giảng dạy trình độ trung cấp ngành hộ sinh
  3. Phương pháp dạy/ hoc:

Lý thuyết: Tổ chức dạy/ học tại trường; sử dụng các phương pháp:

– Thuyết trình ngắn có minh hoạ bằng tranh và hình vẽ.

– Thảo luận nhóm, đóng vai.

– Nghiên cứu tài liệu

  1. Những trọng tâm cần chú ý:

Môn học có học phần thực hành bắt buộc sự tham gia đầy đủ của sinh viên

  1. Tài liệu tham khảo

– Trường ĐHY Hà Nội, Bài giảng sản phụ khoa, Nxb Y học, (Năm 2005)

– Trường ĐH ĐD Nam Định, ĐD sản phụ, Nhà xuất bản Y học, (1997)

  1. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Khoa Y – Dược

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

 

Tên môn học: CHĂM SÓC CHUYỂN DẠ VÀ ĐẺ THƯỜNG

Mã môn học: MH06

Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 30 giờ, Kiểm tra: 2 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học:

– Vị trí: Sau khi học xong các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, điều dưỡng.

– Tính chất: Môn học có 2 phần lý thuyết và thực hành

  1. Mục tiêu môn học:

–  Kiến thức:

+ Mô tả được các dấu hiệu chuyển dạ thường

+ Trình bày được các việc phải làm để theo dõi và chăm sóc sản phụ khi chuyển dạ.

–  Kỹ năng:

+ Thực hiện được các kỹ thuật trong sản khoa và đỡ đẻ thường.

+  Rèn luyện tác phong cẩn thận – vô khuẩn trong đẻ, thái độ ân cần – chăm sóc bà mẹ khi chuyển dạ.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Thể hiện tốt các vấn đề đã được học trong chăm sóc sản phụ đẻ thường.

III. Nội dung môn học:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên chương, mục Thời gian (giờ)
Tổng LT TH KT
1 Chương 1. Sinh lý và lâm sàng chuyển dạ 1 1
2 Chương 2. Theo dõi chuyển dạ 1 1
3 Chương 3. Chuẩn bị cho 1 cuộc đẻ 2 2
4 Chương 4. Thuốc dùng trong sản khoa 1 1
5 Chương 5. Vô khuẩn sản khoa 1 1 1
6 Chương 6. Cơ chế đẻ 2 2
7 Chương  7. Cơ chế đẻ ngôi chỏm 1 1
8 Chương  8. CS trẻ sơ sinh ngay sau đẻ 1 1
9 Chương  9. Hiện tượng bong rau, cách đỡ rau 1 1
10 Chương  10. Cắt không tầng sinh môn 1 1
11 Chương  11. Chấn thương đường sinh dục trong cuộc đẻ 1 1 1
12  Thực hành tại bệnh viện 30 30
Tổng 45 13 30 2
  1. Nội dung chi tiết:

Chương 1. Sinh lý và lâm sàng chuyển dạ                       Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Nêu được 6 đặc điểm của cơn co tử cung trong chuyển dạ

1.2. Phân tích được tác dụng của cơn co tử cung và cơn co thành bụng đối với thai phụ và thai nhi trong chuyển dạ

1.3. Trình bày được 6 triệu chứng lâm sàng của chuyển dạ, cách chẩn đoán và tiên lượng một cuộc chuyển dạ đẻ.

  1. Nội dung chương:

2.1. Khái niệm

2.2. Nguyên nhân gây chuyển dạ đẻ

2.3. Cơn co tử cung

2.4. Cơn co tử cung và cơn co thành bụng trong giai đoạn sổ thai

2.5. Tác dụng của cơn co tử cung và cơn co thành bụng

2.6. Chẩn đoán chuyển dạ

2.7. Tiên lượng cuộc chuyển dạ

Chương 2. Theo dõi chuyển dạ                                         Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Mô tả 8 nội dung phải làm khi theo dõi chuyển dạ ở giai đoạn 1

1.2. Tư vấn cho thai phụ và gia đình về chế độ ăn uống, vệ sinh, vận động, cách thở khi chuyển dạ.

1.3. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc thai phụ trong khi theo dõi chuyển dạ.

  1. Nội dung chương:

2.1. Đại cương

  1. 2. Theo dõi giai đoạn 1

2.3. Theo dõi giai đoạn 2

2.4. Theo dõi giai đoạn 3

2.5. Các trường hợp chuyển dạ không bình thường

2.6. Tư vấn cho thai phụ trong chuyển dạ

2.7. Chăm sóc

Chương 3. Chuẩn bị cho 1 cuộc đẻ thường                      Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày 3 nội dung cần chuẩn bị đối với phòng đẻ.

1.2.  Nêu được 4 bộ dụng cụ và 4 yêu cầu về thuốc cần chuẩn bị cho một cuộc đẻ thường.

1.3. Trình bày 8 nội dung cần chuẩn bị cho mẹ và con khi sinh.

1.4. Trình bày 3 nội dung cần chuẩn bị về phía người hộ sinh

  1. Nội dung chương:

2.1. Chuẩn bị phòng đẻ

2.2. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc

2.3. Chuẩn bị cho người mẹ và sơ sinh

2.4. Chuẩn bị về phía người hộ sinh

Chương 4. Thuốc dùng trong sản khoa                            Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được 3 nhóm thuốc người nữ hộ sinh có thể sử dụng để phòng chống nhiễm khuẩn, và 2 thuốc chống chảy máu sau đẻ.

1.2. Trình bày được nhóm thuốc giảm đau và giảm co, thuốc an thần, thuốc chống co giật sử dụng trong sản khoa.

  1. Nội dung chương:

2.1. Thuốc phòng chống nhiễm khuẩn

2.2. Thuốc chống chảy máu sau đẻ

2.3. Thuốc giảm đau

2.4. Thuốc giảm co

2.5. Thuốc chống co giật và điều trị cao huyết áp

2.6. Các thuốc khác

Chương 5. Vô khuẩn sản khoa                                          Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Giải nghĩa được 5 thuật ngữ dung trong vô khuẩn sản khoa: vô khuẩn, sát khuẩn, khử nhiễm, khử khuẩn mức độ cao, tiệt khuẩn.

1.2.  Nêu được đối tượng của 4 sạch trong sản khoa.

1.3.  Lựa chọn được quy trình khống chế nhiễm khuẩn cho phù hợp với các đối tượng của 4 sạch.

  1. Nội dung chương:

2.1. Một số đặc điểm của sản khoa có lien quan đến vô khuẩn.

2.2. Các định nghĩa cơ bản.

2.3. Đối tượng cần khống chế nhiễm khuẩn trong sản khoa.

2.4. Lựa chọn cách khống chế nhiễm khuẩn đối với dụng cụ.

2.5. Các nguyên tắc vô khuẩn.

Chương 6. Cơ chế đẻ                                                          Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được 3 yếu tố lien quan đến cơ chế đẻ.

1.2. Mô tả được cơ chế đẻ nói chung.

1.3. Xác định được các độ lọt và kiểu lọt

  1. Nội dung chương:

2.1. Đại cương

2.2. Các yếu tố lien quan đến cơ chế đẻ

2.3. Cơ chế đẻ

2.4. Diễn biến trong cơ chế đẻ

2.5. Xác định độ lọt

Chương 7. Cơ chế đẻ ngôi chỏm                                        Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Mô tả chi tiết cơ chế đẻ trong ngôi chẩm kiểu thế trước: chẩm chậu trái trước.

1.2.  Mô tả chi tiết cơ chế đẻ trong ngôi chẩm kiểu thế sau: chẩm chậu phải sau.

  1. Nội dung chương:

2.1. Đại cương

2.2. Cơ chế đẻ ngôi chẩm kiểu thế trước

2.3. Cơ chế đẻ ngôi chẩm kiểu thế sau

Chương 8. Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ                   Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Kể được thứ tự 10 bước chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ.

1.2.  Mô tả được đầy đử quy trình cắt rốn.

1.3.  Mô tả được đầy đử quy trình lau khô.

1.4. Mô tả được đầy đử quy trình làm rốn

  1. Nội dung chương:

2.1. Đặt vấn đề

2.2. Các bước chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ.

2.3. Bảng kiểm kỹ thuật lau khô trẻ sơ sinh.

2.4. Bảng kiểm kỹ thuật làm rốn sơ sinh sau đẻ.

Chương 9. Hiện tượng bong rau, cách đỡ rau                 Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Trình bày được cơ chế bong rau và màng rau, 3 kiểu sổ rau.

1.2. Trình bày được hiện tượng lâm sàng trong 3 giai đoạn của thời kỳ sổ rau.

1.3. Mô tả được nghiệm pháp bong rau và cách đỡ rau cổ điển, tích cực.

1.4.  Phân biệt được bánh rau bình thường, bất thường, bánh rau đủ hay sót rau.

  1. Nội dung chương:

2.1. Đại cương.

2.2. Một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý của tử cung và bánh rau.

2.3. Những hiện tượng lâm sàng trong thời kỳ sổ rau.

2.4. Các kiểu bong rau.

2.5. Nghiệm pháp bong rau.

2.6. Các cách sổ rau.

2.7. Đỡ rau.

2.8. Kiểm tra rau và màng rau.

Chương 10. Cắt không tầng sinh môn                              Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Nêu được 3 chỉ định cắt TSM và chỉ định khâu TSM.

1.2. Nêu thời điểm cắt TSM và mô tả kỹ thuật cắt, khâu TSM.

  1. Nội dung chương:

2.1. Cắt tầng sinh môn.

2.2. Khâu tầng sinh môn

2.3. Theo dõi và xử lý

Chương 11. Chấn thương đường sinh dục trong cuộc đẻ    Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Phân loại được các chấn thương đường sinh dục.

1.2. Nêu được các nguyên nhân dẫn đến rách đường âm đạo.

1.3.  Phát hiện và xử trí được rách đường sinh dục trong phạm vi chức năng.

1.4. Trình bày được các biện pháp dự phòng chấn thương đường sinh dục.

  1. Nội dung bài:

2.1. Phân loại chấn thương đường sinh dục.

2.2. Rách TSM và rách âm hộ.

2.3. Rách âm đạo.

2.4. Rách cổ tử cung

2.5. Máu tụ âm hộ – âm đạo

2.6. Vỡ tử cung

2.7. Chấn thương bang quang – trực tràng

  1. Điều kiện thực hiện môn học:
  2. Phòng học:

– Dạy lý thuyết: tại giảng đường lý thuyết(nhà G)

– Dạy thực hành: tại khu nhà thực hành tiền lâm sàng(nhà D3), cơ sở hoặc cộng đồng đóng vai, làm việc theo nhóm.

  1. Trang thiết bị dạy học:

– Dạy lý thuyết: computer, projector, giáo trình,

– Dạy thực hành: kịch bản, case study, video, computer, máy chiếu

  1. Học liệu dụng cụ, nguyên vật liệu

– Dạy lý thuyết: giáo án, video minh họa

– Dạy thực hành: kịch bản, case study, video

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá:
  2. Nội dung

– Kiến thức:

+ Mô tả được các dấu hiệu chuyển dạ thường

+ Trình bày được các việc phải làm để theo dõi và CS sản phụ khi chuyển dạ.

–  Kỹ năng:

+ Thực hiện được các kỹ thuật trong sản khoa và đỡ đẻ thường.

+ Rèn luyện tác phong cẩn thận – vô khuẩn trong đẻ, thái độ ân cần – chăm sóc bà mẹ khi chuyển dạ.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thể hiện tốt các vấn đề đã được học trong chăm sóc sản phụ đẻ thường.

  1. Phương pháp đánh giá:

*Lý thuyết:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: kiểm tra viết.

+ Thời gian: 45 phút.

+ Công cụ: Câu hỏi truyền thống cải tiến hoặc câu hỏi trắc nghiệm.

*Thực hành:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: Thực hiện bài tập thực hành

Thi hết học phần: 1 điểm thi hết học phần.

+ Hình thức: thi lý thuyết sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến hoặc câu hỏi trắc nghiệm.

  1. Hướng dẫn thực hiện môn học
  2. Phạm vi áp dụng môn học: giảng dạy trình độ trung cấp ngành hộ sinh
  3. Phương pháp dạy/ hoc:

Lý thuyết: Tổ chức dạy/ học tại trường; sử dụng các phương pháp:

– Thuyết trình ngắn có minh hoạ bằng tranh và hình vẽ.

– Thảo luận nhóm, đóng vai.

– Nghiên cứu tài liệu

  1. Những trọng tâm cần chú ý:

Môn học có học phần thực hành bắt buộc sự tham gia đầy đủ của sinh viên.

  1. Tài liệu tham khảo:

– Trường ĐHY Hà Nội, Bài giảng sản phụ khoa, Nxb Y học, (Năm 2005)

– Trường ĐH ĐD Nam Định, ĐD sản phụ, Nhà xuất bản Y học, (Năm 1997)

  1. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Khoa Y – Dược

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

 

Tên môn học: CHĂM SÓC CHUYỂN DẠ VÀ ĐẺ KHÓ

Mã môn học: MH 07

Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 30 giờ, Kiểm tra: 2 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học:

– Vị trí: Sau khi học xong các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở, điều dưỡng.

–  Tính chất: Môn học có 2 phần lý thuyết và thực hành

  1. Mục tiêu môn học:

–  Kiến thức:  Trình bày được các nguyên nhân đẻ khó

–  Kỹ năng:

+  Phát hiện và xử lý bước đầu các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao

+ Lập được kế hoạch và thực hiện chăm sóc sản phụ chuyển dạ và đẻ khó.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Thể hiện tốt các vấn đề đã được học trong chăm sóc sản phụ đẻ khó.

III. Nội dung môn học:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên chương, mục Thời gian (giờ)
Tổng LT TH KT
1 Chương 1. Chăm sóc thai phụ đẻ khó do thai. 1 1
2 Chương  2. Chăm sóc thai phụ đẻ khó do mẹ 1 1
3 Chương  3. Chăm sóc thai phụ đẻ khó do cơn co tử cung 1 1
4 Chương  4. Chăm sóc thai phụ đẻ khó do ối 1 1
5 Chương  5. Chăm sóc thai phụ đẻ ngôi ngược 1 1
6 Chương  6. Ngôi thai, ngôi mặt, ngôi ngang, ngôi thóp trước. 2 1 1
7 Chương  7. Sinh đôi 1 1
8 Chương 8. Chuyển dạ kéo dài, Chuyển dạ đình trệ 1 1
9 Chương  9. Doạ vỡ, vỡ tử cung 1 1
10 Chương  10. Sa chi, sa dây rau 1 1
11 Chương  11. Suy thai, ngạt sơ sinh 1 1
12 Chương  12. Chảy máu trong thời kỳ sổ rau và sau đẻ. 1 1
13 Chương  13. Bóc rau nhân tạo, kiểm soát tử cung. 2 1 1
14  Thực hành tại bệnh viện 30 30
Tổng 45 13 30 2
  1. Nội dung chi tiết:

Chương 1. Chăm sóc thai phụ đẻ khó do thai                  Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được 7 nguyên nhân gây đẻ khó do thai.

1.2.  Nêu được hướng xử trí và cách chăm sóc một trường hợp đẻ khó do thai.

  1. Nội dung chương:

2.1.Đẻ khó do thai to toàn bộ.

2.2. Đẻ khó do thai to từng phần.

2.3. Đẻ khó do ngôi, thế, kiểu thế bất thường.

2.4. Đẻ khó do sa chi.

2.5. Đẻ khó do đa thai.

2.6. Đẻ khó do thai non tháng.

2.7. Đẻ khó do thai quá ngày sinh.

2.8. Chăm sóc.

Chương 2. Chăm sóc thai phụ đẻ khó do mẹ                   Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Phát hiện được khung xương hẹp giải phẫu và hẹp lâm sàng.

1.2. Xử trí được đẻ khó do bất tương xứng Đầu – Chậu.

1.3. Nêu được 4 nguyên nhân dẫn đến đẻ khó do U tiền đạo.

1.4. Nêu được 4 nguyên nhân đẻ khó do cổ tử cung, âm đạo và tầng sinh môn.

  1. Nội dung chương:

2.1. Đẻ khó do khung chậu.

2.2. Đẻ khó do u tiền đạo.

2.3. Đẻ khó do thương tổn cổ tử cung.

2.4. Đẻ khó do âm đạo, tầng sinh môn.

2.5. Chăm sóc.

Chương 3. Chăm sóc thai phụ đẻ khó do tử cung                Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng của 4 trường hợp đẻ khó do cơn co tử cung bất thường.

1.2. Trình bày được cách xử trí trong trường hợp cơn co tử cung tăng, giảm bất thường.

  1. Nội dung chương:

2.1. Đại cương.

2.2. Nghiên cứu cơn co tử cung.

2.3. Đẻ khó do cơn co tử cung tăng.

2.4. Đẻ khó do tăng trương lực cơ bản của tử cung.

2.5. Đẻ khó do cơn co tử cung giảm.

2.6. Đẻ khó do cơn co tử cung không đồng bộ.

2.7. Chăm sóc.

Chương 4. Chăm sóc thai phụ đẻ khó do ối                     Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Kể được 4 nguyên nhân dẫn đến đẻ khó do ối.

1.2.  Trình bày được chẩn đoán và xử trí đa ối.

1.3. Trình bày được chẩn đoán và xử trí thiểu ối.

1.4. Trình bày được chẩn đoán và xử trí ối vỡ non, ối vỡ sớm.

  1. Nội dung chương:

2.1.Đại cương.

2.2. Đa ối.

2.3. Thiểu ối.

2.4. Ối vỡ non, ối vỡ sớm.

2.5. Chăm sóc

Chương 5. Chăm sóc thai phụ đẻ ngôi ngược                       Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1Nêu được khái niệm, nguyên nhân, cách phân loại ngôi mông.

1.2. Nêu được cách chẩn đoán và các yếu tố tiên lượng trong ngôi mông.

1.3. Trình bày được cơ chế đẻ trong ngôi mông, cách xử trí và đỡ đẻ ngôi mông.

  1. Nội dung chương:

2.1. Khái niệm, phân loại.

2.2. Nguyên nhân.

2.3. Các yếu tố nguy cơ.

2.4. Các dấu hiệu để chẩn đoán ngôi ngược.

2.5. Những yếu tố tiên lượng.

2.6. Cơ chế đẻ ngôi ngược.

2.7. Xử trí trong ngôi ngược.

Chương 6. Ngôi thai,ngôi mặt, ngôi ngang, ngôi thóp trước Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được cách chẩn đoán và hướng xử trí trong ngôi mặt.

1.2. Trình bày được cách chẩn đoán, tiên lượng và thái độ xử trí trong ngôi trán.

1.3. Trình bày được cách chẩn đoán và hướng xử trí trong ngôi thóp trước.

1.4. Nêu được khái niệm và cách chẩn đoán ngôi ngang.

  1. Nội dung chương:

2.1.Ngôi mặt.

2.2. Ngôi trán.

2.3. Ngôi thóp trước.

2.4. Ngôi ngang.

Chương 7. Sinh đôi                                                             Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được cách chẩn đoán sinh đôi.

1.2. Xử trí được một trường hợp sinh đôi.

1.3. Lập được kế hoạch chăm sóc sinh đôi.

  1. Nội dung chương:

2.1.Đại cương, phân loại.

2.2. Nguyên nhân.

2.3. Hậu quả.

2.4. Triệu chứng, chẩn đoán.

2.5. Xử trí.

2.6. Chăm sóc.

Chương 8. Chuyển dạ kéo dài, Chuyển dạ đình trệ              Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Định nghĩa được chuyển dạ kéo dài, nêu nguyên nhân của chuyển dạ kéo dài.

1.2. Trình bày được hậu quả của chuyển dạ kéo dài.

1.3. Xử trí được chuyển dạ kéo dài.

  1. Nội dung chương:

2.1.Định nghĩa.

2.2. Nguyên nhân.

2.3. Hậu quả.

2.4. Chẩn đoán.

2.5. Xử trí.

2.6. Dự phòng.

2.7. Chăm sóc.

Chương 9. Doạ vỡ, vỡ tử cung                                           Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Kể được 4 hình thái vỡ tử cung.

1.2. Nêu được 4 nhóm nguyên nhân gây vỡ tử cung.

1.3.  Mô tả được dấu hiệu dọa vỡ tử cung và hướng xử trí.

1.4. Mô tả được dấu hiệu vỡ tử cung trong chuyển dạ và hướng xử trí.

1.5. Kể được 7 biện pháp dự phòng vỡ tử cung.

1.6. Lập được kế hoạch chăm sóc trong vỡ tử cung.

  1. Nội dung chương:

2.1.Định nghĩa, phân loại.

2.2. Nguyên nhân

2.3. Dọa vỡ tử cung.

2.4. Vỡ tử cung.

2.5. Dự phòng.

2.6. Chăm sóc.

Chương 10. Sa chi, sa dây rau                                           Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày triệu chứng lâm sàng của sa chi và nêu hướng xử trí sa chi.

1.2Kể ra được 6 nguyên nhân dẫn đến sa dây rau trong chuyển dạ.

1.3. Kể  được triệu chứng một trường hợp sa dây rau điển hình trong chuyển dạ.

1.4. Nêu được cách xử trí, dự phòng và chăm sóc một trường hợp sa dây rau.

  1. Nội dung chương:

2.1. Sa chi

2.2. Sa dây rau.

Chương 11. Suy thai, ngạt sơ sinh                                    Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Kể được 4 nhóm nguyên nhân dẫn đến suy thai.

1.2. Trình bày được 4 triệu chứng của suy thai.

1.3. Trình bày được cách xử trí một trường hợp suy thai.

1.4.  Lập được kế hoạch theo dõi và chăm sóc một trường hợp suy thai.

  1. Nội dung chương:

2.1. Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2.3. Triệu chứng.

2.4. Xử trí.

2.5. Chăm sóc.

Chương 12. Chảy máu trong thời kỳ sổ rau và sau đẻ         Thời gian: 1 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Kể được các nguyên nhân gây chảy máu trong thời kỳ sổ rau và sau đẻ.

1.2. Mô tả được các dấu hiệu lâm sàng chảy máu trong thời kỳ sổ rau và sau đẻ

1.3. Trình bày được hướng xử trí ban đầu, cách phòng ngừa chảy máu trong thời kỳ sổ rau và sau đẻ

1.4. Lập và thực hiện được KHCS sản phụ chảy máu trong thời kỳ sổ rau và sau đẻ

  1. Nội dung chương:

2.1. Đại cương

2.2. Nguyên nhân

2.3. Chăm sóc

Chương 13. Bóc rau nhân tạo, kiểm soát tử cung           Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Nêu được 3 chỉ định bóc rau nhân tạo.

1.2. Mô tả được quy trình kỹ thuật bóc rau nhân tạo .

  1. Nội dung chương:

2.1. Khái niệm.

2.2. Chỉ định và chống chỉ định

2.3. Chuẩn bị

2.4. Kỹ thuật bóc rau nhân tạo

2.5. Theo dõi và xử lý tai biến

  1. Điều kiện thực hiện môn học:
  2. Phòng học chuyên môn hóa / nhà xưởng:

– . Dạy lý thuyết: tại giảng đường lý thuyết

–  Dạy thực hành: tại khu nhà thực hành tiền lâm sàng cơ sở hoặc cộng đồng đóng vai, làm việc theo nhóm.

  1. Trang thiết bị máy móc:

–  Dạy lý thuyết: computer, projector, giáo trình,

–  Dạy thực hành: kịch bản, case study, video, computer, máy chiếu

  1. Học liệu dụng cụ, nguyên vật liệu

–  Dạy lý thuyết: giáo án, video minh họa

– Dạy thực hành: kịch bản, case study, video

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá:
  2. Nội dung

–  Kiến thức:  Trình bày được các nguyên nhân đẻ khó

–  Kỹ năng:

+ Phát hiện và xử lý bước đầu các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao

+ Lập được kế hoạch và thực hiện chăm sóc sản phụ chuyển dạ và đẻ khó.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Thể hiện tốt các vấn đề đã được học trong chăm sóc sản phụ đẻ khó.

  1. Phương pháp đánh giá:

*Lý thuyết:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: kiểm tra viết.

+ Thời gian: 45 phút.

+ Công cụ: Câu hỏi truyền thống cải tiến hoặc câu hỏi trắc nghiệm.

*Thực hành:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: Thực hiện bài tập thực hành tại bệnh viện hoặc thi vấn đáp hoặc phiếu chăm sóc

Thi hết học phần: 1 điểm thi hết học phần.

+ Hình thức: thi lý thuyết sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến, câu hỏi tình huống hoặc câu hỏi trắc nghiệm.

+ Thời gian: 90 phút.

  1. Hướng dẫn thực hiện môn học
  2. Phạm vi áp dụng môn học: Giảng dạy trình độ trung cấp ngành hộ sinh
  3. Phương pháp dạy/ hoc:

Lý thuyết: Tổ chức dạy/ học tại trường; sử dụng các phương pháp:

– Thuyết trình ngắn có minh hoạ bằng tranh và hình vẽ.

– Thảo luận nhóm, đóng vai.

– Nghiên cứu tài liệu

  1. Những trọng tâm cần chú ý:

Môn học có học phần thực hành bắt buộc sự tham gia đầy đủ của sinh viên

  1. Tài liệu tham khảo:

– Trường ĐHY Hà Nội, Bài giảng sản phụ khoa, Nxb Y học, (Năm 2005)

– Trường ĐH ĐD Nam Định, ĐD sản phụ, Nhà xuất bản Y học, (Năm 1997)

  1. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Khoa Y – Dược

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

 

Tên môn học: CHĂM SÓC SAU ĐẺ

Mã môn học: MH 08

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 60 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học:

– Vị trí: sau khi học xong các môn khoa học cơ bản, y cơ sở, điều dưỡng.

– Tính chất: môn học lý thuyết, môn học thực hành.

II.Mục tiêu môn học:

– Kiến thức: Trình bày được các hiện tượng lâm sàng sau đẻ.

– Kỹ năng:

+ Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời kỳ sau đẻ.

+  Hướng dẫn bà mẹ theo dõi và chăm sóc bản thân và trẻ sơ sinh trong thời kỳ sau đẻ.

+ Tư vấn được cho các bà mẹ thực hiện KHHGĐ sau đẻ

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thể hiện tốt các vấn đề đã được học trong chăm sóc sản phụ sau đẻ.

III.Nội dung môn học:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên chương, mục Thời gian (giờ)
TS LT TH KT
1 Chương 1. Các đặc điểm LS của thời kỳ sau đẻ 3 3
2 Chương  2. Chăm sóc sản phụ sau đẻ 2 2
3 Chương 3. Chăm sóc trẻ trong thời kỳ sơ sinh 2 2
4 Chương 4.  Nhiễm khuẩn sau đẻ 3 3
5 Chương 5. Tư vấn và hỗ trợ cho bà mẹ sau đẻ và gia đình của họ 4 3 1
6 Thực hành tại bệnh viện 61 60 1
Tổng cộng 75 13 60 2
  1. Nội dung chi tiết

Chương 1. Các đặc điểm lâm sàng của thời kỳ sau đẻ              Thời gian: 3 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Trình bày được sự thay đổi về giải phẫu và sinh lý của sản phụ sau đẻ.

1.2. Trình bày được các hiện tượng lâm sàng của thời kỳ sau đẻ

  1. Nội dung chương:

2.1. Đại cương.

2.2. Những thay đổi về giải phẫu sinh lý sau đẻ.

2.3. Những hiện tượng lâm sàng của thời kỳ sau đẻ.

Chương 2. Chăm sóc sản phụ sau đẻ                                                       Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Lập kế hoạch chăm sóc bà mẹ thời kỳ sau đẻ

1.2. Nắm và xử trí được các biến cố dễ gặp trong thời kỳ trong đẻ trong phạm vi chức năng của người nữ hộ sinh.

  1. Nội dung chương:

2.1. Chăm sóc bà mẹ thời kì sau đẻ.

2.2. Các biến cố dễ gặp trong thời kì sau đẻ.

Chương 3. Chăm sóc trẻ trong thời kỳ sơ sinh                  Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Nêu được trình tự và nội dung chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ.

1.2. Trình bày được tiêu chuẩn một trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

1.3.  Biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

  1. Nội dung chương:

2.1. Chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ.

2.2. Chăm sóc trẻ trong thời kì sơ sinh

Chương 4. Nhiễm khuẩn sau đẻ                                                   Thời gian: 3 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Trình bày được các hình thái nhiễm khuẩn hậu sản.

1.2. Dự phòng, hạn chế các nhiễm khuẩn hậu sản cũng như các biến chứng của nó

  1. Nội dung chương:

2.1. Đại cương.

2.2. Các hình thái nhiễm khuẩn hậu sản.

2.3. Dự phòng.

Chương 5. Tư vấn và hỗ trợ cho bà mẹ sau đẻ và gia đình của họ  

 Thời gian: 4 giờ

  1. Mục tiêu :

1.1. Biết cách tư vấn cho bà mẹ cách tự chăm sóc, theo dõi sau đẻ

1.2. Tư vấn được cho bà mẹ lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

1.3. Tư vấn cho bà mẹ sau đẻ áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp.

  1. Nội dung

2.1. Tư vấn cách tự chăm sóc, theo dõi cho bà mẹ sau đẻ.

2.2. Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc trẻ sau đẻ.

2.3. Tư vấn KHHGĐ cho bà mẹ sau đẻ.

2.4. Tư vấn cho những trường hợp cá biệt.

  1. điều kiện thực hiện môn học:
  2. Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng

– Dạy lý thuyết: Tại giảng đường lý thuyết(nhà G)

– Dạy thực hành: tại khu nhà thực hành tiền lâm sàng(nhà D3), cơ sở hoặc cộng đồng đóng vai, làm việc theo nhóm.

  1. Trang thiết bị máy móc:

– Dạy lý thuyết: computer, projector, giáo trình,

– Dạy thực hành: kịch bản, case study, video, computer, máy chiếu

  1. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu

– Dạy lý thuyết: giáo án, video minh họa

– Dạy thực hành: kịch bản, case study, video

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá:
  2. Nội dung

– Kiến thức: Trình bày được các hiện tượng lâm sàng sau đẻ.

– Kỹ năng:

+ Lập và thực hiện được kế hoạch CS bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời kỳ sau đẻ.

+  Hướng dẫn bà mẹ theo dõi và CS bản thân và trẻ sơ sinh trong thời kỳ sau đẻ.

+ Tư vấn được cho các bà mẹ thực hiện KHHGĐ sau đẻ

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thể hiện tốt các vấn đề đã được học trong chăm sóc sản phụ sau đẻ.

  1. Phương pháp :

*Lý thuyết:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: kiểm tra viết.

+ Thời gian: 45 phút.

+ Công cụ: Câu hỏi truyền thống cải tiến hoặc câu hỏi trắc nghiệm.

*Thực hành:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: Thực hiện bài tập thực hành

Thi hết học phần: 1 điểm thi hết học phần.

+ Hình thức: thi lý thuyết sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến.

+ Thời gian: 90 phút

  1. Tài liệu tham khảo

– Trường ĐHY Hà Nội, Bài giảng sản phụ khoa, Nxb Y học, (Năm 2005)

– Trường ĐH ĐD Nam Định, Điều dưỡng sản phụ khoa, Nxb Y học, (Năm 1997)

  1. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Khoa Y – Dược

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

 

Tên môn học: CHĂM SÓC SƠ SINH

 Mã số: MH 09

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 60 giờ, Kiểm tra: 2 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học:

– Vị trí: Sau khi học xong các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở và môn điều dưỡng

– Tính chất: Môn học lý thuyết

  1. Mục tiêu môn học:

– Kiến thức:

+ Trình bày được đặc điểm cơ bản về cơ thể và bệnh tật ở trẻ sơ sinh.

+ Phân tích và giải thích được những thay đổi về cấu trúc và chức năng của cơ quan, hệ thống trong cơ thể trẻ sơ sinh.

–  Kỹ năng: Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.

– Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Hình thành và rèn luyện được thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.

III. Nội dung học tập:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Tên chương, mục Thời gian (giờ)
TS LT TH KT
1 Chương 1.  Chăm sóc sơ sinh non tháng 2 2
2 Chương 2. Vàng da sơ sinh 6 5 1
3 Chương 3. Chăm sóc sơ sinh đủ tháng 6 6
4 Thực tập bệnh viện 61 60 1
Tổng cộng 75 13 60 2
  1. Nội dung chi tiết:

Chương 1.  Chăm sóc sơ sinh non tháng                                   Thời gian: 2 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1. Đánh giá được các đặc điểm giải phẫu, sinh lý trẻ sơ sinh non

1.2. Trình bày được cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non yếu

  1. Nội dung Chương:

2.1. Định nghĩa

2.2. Nguyên nhân

2.3. Những dấu hiệu của trẻ đẻ non

2.4. Chăm sóc:

  1. 5. Kết luận

Chương 2.   Vàng da sơ sinh                                                       Thời gian: 6 giờ

  1. Mục tiêu:

1.1.  Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

1.2. Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân vàng da

  1. Nội dung chương

2.1.  Tóm tắt chuyển hóa Bilirubin

2.2.  Sinh lý bệnh

2.3.  Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh:

2.4.  Lâm sàng

2.5. Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

2.6. Điều trị trẻ sơ sinh vàng da và chăm sóc theo dõi.

2.7. Phòng bệnh

Chương 3.  Chăm sóc sơ sinh đủ tháng                            Thời gian: 6 giờ

  1. Mục tiêu: Sau bài này, học viên nắm được

1.1. Nắm được các đặc điển giải phẫu. Sinh lý của trẻ sơ sinh đủ tháng

1.2. Vận dụng vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

  1. Nội dung chương:

2.1. Định nghĩa

2.2. Các dấu hiệu bên ngoài

2.3. Đặc điểm một số hệ cơ quan

2.4. Các hiện tượng sinh lý

2.5 Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng

2.6. Theo dõi trẻ sơ sinh

  1. Điều kiện thực hiện môn học:
  2. Phòng học:

– Dạy lý thuyết: tại giảng đường lý thuyết(nhà G)

– Dạy thực hành: tại khu nhà thực hành tiền lâm sàng và các bệnh viện.

  1. Trang thiết bị dạy học:

– Dạy lý thuyết: computer, projector, giáo trình,

– Dạy thực hành: các máy móc , bệnh nhân

  1. Học liệu dụng cụ, nguyên vật liệu

– Dạy lý thuyết: giáo án, video minh họa

– Dạy thực hành: mô hình, bảng kiểm Ao, video, các loại vật tư tiêu hao.

  1. Nội dung và phương pháp đánh giá:
  2. Nội dung

– Kiến thức:

+ Trình bày được đặc điểm cơ bản về cơ thể và bệnh tật ở trẻ sơ sinh.

+ Phân tích và giải thích được những thay đổi về cấu trúc và chức năng của cơ quan, hệ thống trong cơ thể trẻ sơ sinh.

–  Kỹ năng: Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh.

– Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Hình thành và rèn luyện được thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.

  1. Phương pháp đánh giá:

* Lý thuyết:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: kiểm tra viết.

+ Thời gian: 45 phút.

+ Công cụ: Câu hỏi truyền thống cải tiến/ câu hỏi trắc nghiệm.

*Thực hành:

– Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra.

+ Hình thức: Thực hiện bài tập thực hành

Thi hết học phần: 1 điểm thi hết học phần.

+ Hình thức: Thi test, thi tự luận.

  1. Hướng dẫn thực hiện môn học:
  2. Phạm vi áp dụng môn học: Giảng dạy trình độ trung cấp hộ sinh
  3. Phương pháp dạy/ hoc:

* Lý thuyết: Tổ chức dạy/ học tại trường; sử dụng các phương pháp:

– Thuyết trình ngắn minh hoạ trên hình vẽ.

– Thảo luận nhóm

– Nghiên cứu tài liệu

* Thực hành: Tại phòng thực hành và phòng tiền lâm sàng của Nhà trường và bệnh viện. Làm mẫu, đóng vai, làm thử, làm việc theo nhóm.

  1. Những trọng tâm cần lưu ý: Môn học có học phần thực hành bắt buộc sự tham gia đầy đủ của sinh viên
  2. Tài liệu:

4.1 Tài liệu dạy/học:

– Các tài liệu về chăm sóc Điều dưỡng nhi, NXB Y học.

– Giáo trình Triệu chứng bệnh học chăm sóc nhi, trường ĐHY Hà Nội , ĐHYK Vinh.

4.2 Tài liệu tham khảo:

– Vụ khoa học & đào tạo – Bộ Y tế, Điều dưỡng cơ bản, Nhà xuất bản Y học, (2005)

– Vụ Khoa học & Đào tạo – Bộ Y tế, Hướng dẫn Quy trình Chăm sóc người bệnh (tập 1), Nhà xuất bản Y học, (2002).

  1. Chịu trách nhiệm giảng dạy: Bộ môn Nhi, Y.

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

 

Tên môn học: THỰC TẾ NGÀNH

Mã môn học: MH 10

Thời gian thực hiện môn học: : 120 giờ (Lý thuyết 0 giờ, Thực hành tại cộng đồng, bệnh viện: 115 giờ, Kiểm tra: 05 giờ)

  1. Vị trí, tính chất của môn học:

– Vị trí: Học xong tất cả các học phần của chương trình. Đợt thực tập thực hành nghề nghiệp được thực hiện vào thời điểm cuối khoá học, trước khi thi tốt nghiệp.

– Tính chất: Giúp cho sinh viên có thể hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức cơ bản như đánh giá mô hình tổ chức, công tác quản lý khoa phòng tại bệnh viện, mô tả và phân tích được chức năng nhiệm vụ, vai trò của người hộ sinh, hộ sinh trưởng trong bệnh viện và y tế cơ sở, lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho từng đối tượng cụ thể; mô tả và quản lý sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng; mô tả và đánh giá được qui trình khống chế nhiễm khuẩn tại bệnh viện, tại cộng đồng, …

  1. Mục tiêu môn học:

Kiến thức:

+ Trình bày được các mô hình tổ chức, công tác quản lý khoa phòng tại bệnh viện.

+ Mô tả và phân tích được chức năng nhiệm vụ, vai trò của người hộ sinh, hộ sinh trưởng trong bệnh viện và y tế cơ sở.

+ Mô tả quy trình quản lý sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng.

+ Mô tả được qui trình khống chế nhiễm khuẩn tại bệnh viện, tại cộng đồng.

– Kỹ năng:

+ Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho từng đối tượng cụ thể.

+ Thực hiện được các kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho từng đối tượng cụ thể.

+ Thực hành quản lý sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng.

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Thể hiện ý thức tổ chức và tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp.

III. Nội dung môn học:

  1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
TT Nội dung thực tập tốt nghiệp Số tiết
I Thực tập tại trạm y tế cơ sở 50
1 Đánh giá mô hình tổ chức, quản lý tại y tế cơ sở 10
2 Chức năng nhiệm vụ, vai trò của người hộ sinh, hộ sinh trưởng tại y tế cơ sở 10
3 Quản lý sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng 10
4 Qui trình khống chế nhiễm khuẩn tại cộng đồng 10
5 Tư vấn giáo dục sức khỏe cho cộng đồng 10
II Thực tập tại Bệnh viện Phụ sản 65
1 Đánh giá mô hình tổ chức, công tác quản lý khoa phòng tại bệnh viện 10
2 Chức năng nhiệm vụ, vai trò của người hộ sinh, hộ sinh trưởng trong bệnh viện 15
3 Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho từng đối tượng cụ thể 15
4 Qui trình khống chế nhiễm khuẩn tại bệnh viện 10
5 Thực hiện các quy trình kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản 15
Kiểm tra 5
Tổng cộng 120
  1. Điều kiện thực hiện môn học:
  2. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:
  3. Trang thiết bị máy móc:
  4. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
  5. Các điều kiện khác:
  6. Nội dung và phương pháp, đánh giá:
  7. Nội dung:

– Kiến thức:

– Kỹ năng:

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

  1. Phương pháp:

Kiểm tra thường xuyên là kiểm tra khi sinh viên thực hiện các quy trình kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Thi giữa học phần: Bản báo cáo  thu hoạch cuối đợt thực tập tại y tế cơ sở.

Thi kết thúc học phần: Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc trên người bệnh cụ thể.

  1. Hướng dẫn thực hiện môn học:
  2. Phạm vi áp dụng môn học: Cao đẳng hộ sinh.
  3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

– Đối với giáo viên, giảng viên:

Thực hành:Thực hành tại khoa chuyên khoa các bệnh viện

– Giảng trong giao ban

– Giảng trên bệnh nhân

– Làm phiếu chăm sóc

– Thực hiện các thao tác trên bệnh nhân

– Đối với người học:

+ Chuẩn bị kỹ các nội dung trước khi đi thực tập tốt nghiệp

+ Chuẩn bị đầy đủ trang phục cá nhân và sổ sách ghi chép.

+ Tham gia đầy đủ các buổi thực tập tốt nghiệp.

+ Làm kế hoạch chăm sóc người bệnh và viết báo cáo tốt nghiệp theo quy định của nhà trường.

+ Thực hành các kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản khi được phân công.        

+ Kiểm tra thường xuyên:  20%

+ Kiểm tra giữa kỳ:            20%

+ Thi kết thúc học phần:   60%

  1. Những trọng tâm cần chú ý:
  2. Tài liệu tham khảo:

4.1. Bộ Y tế: Giáo trình chăm sóc chuyển dạ và đẻ khó, năm 2009

4.2. Bộ Y tế – Dự án hỗ trợ y tế Quốc gia: Quản lý và giám sát y tế cơ sở, NXBYH năm 1999

4.3. Bộ Y tế: Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, năm 2003

4.4. Bộ môn Sản – Đại học Y Hà Nội (2002) “Bài giảng Sản phụ khoa”, tập 1, 2, NXB Y học.

4.5. Bộ môn Sản – Đại học Y Hà Nội (2004), “Phụ khoa dành cho thầy thuốc thực hành”, NXB Y học.

4.6. Bộ Y tế -Uỷ ban Dân số quốc gia và kế hoạch hoá gia đình (2002), “Chăm sóc sức khoẻ sinh sản”, NXB Y học.