SƠ CẤP CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo quyết định số 155/QĐ-TCCN-YKTW ngày 20 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ – Y khoa Trung ương)

 

  1. Tên nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Trình độ đào tạo: Trình độ sơ cấp

  1. Đối tượng tuyển sinh: người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề

Số lượng mô đun, mô đun: 11

  1. Mô tả khóa học và mục tiêu đào tạo

3.1.Mô tả về khóa học

Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp Công nghệ kỹ thuật cơ khí cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Công nghệ kỹ thuật cơ khí.

Chức danh sau khi hoàn thành khóa học: Chứng chỉ sơ cấp bậc 2 (sơ cấp II)

Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh và đào tạo liên quan đến lĩnh vực cơ khí.

  • Mục tiêu đào tạo

3.2.1. Mục tiêu chung/Mục tiêu tổng quan:

Đào tạo kỹ sư thực hành về công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ trung cấp có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, có năng lực làm việc tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể:

  1. Về kiến thức:

– Hiểu được cách thể hiện các sản phẩm cơ khí thông qua bản vẽ kỹ thuật; cách thức vẽ tách các chi tiết từ bản vẽ lắp và ngược lại.

– Hiểu được cách thức thể hiện bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp trong ngành cơ khí bằng phần mềm AutoCAD.

– Hiểu được các kiến thức về cơ bản cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, nguyên lý máy và chi tiết máy liên quan đến lĩnh vực cơ khí; những kiến thức cơ sở về chế tạo máy.

– Hiểu được cách thức thể hiện độ chính xác gia công thông qua dung sai và cách thức sử dụng một số loại dụng cụ đo thông dụng.

– Hiểu được các ký hiệu vật liệu thông dụng sử dụng trong cơ khí, phạm vi ứng dụng và chế độ nhiệt luyện của một số loại vật liệu thông dụng; hiểu được cơ sở của việc chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi.

– Hiểu được nguyên lý tạo hình của một số phương pháp gia công, vật liệu và kết cấu của một số loại dụng cụ cắt thông dụng.

– Hiểu được công nghê gia công các sản phẩm bằng phương pháp tiện, phay, mài, nhóm nguyên công gia công lỗ, gia công ren trên các máy công cụ truyền thống.

– Hiểu được cách thiết kế các sản phẩm bằng công cụ CAD/CAM và công nghệ gia công sản phẩm trên các máy điều khiển số CNC.

– Nắm được các phương pháp gia công không truyền thống; và công nghệ gia công khuôn mẫu.

– Hiểu được về hệ thống trang bị điện cho một số máy công cụ truyền thống.

– Hiểu được cách tổ chức và lãnh đạo nhóm kỹ thuật, thực hiện việc quản lý nhóm trong tác nghiệp.

– Hiểu được cách thức cài đặt bộ tin học văn phòng Microfoft office; hiểu được cách thức soạn thảo văn bản bằng Microfoft word; hiểu được cách lập bảng số liệu và thực hiện các phép tính cơ bản bằng Microsoft Excel; hiểu được cách thức tạo slice báo cáo bằng Microsoft Powerpoint; hiểu được cách gửi thư điện tử bằng Gmail và Outlook.

  1. Về kỹ năng

– Đọc được các bản vẽ kỹ thuật thể hiện các sản phẩm cơ khí; vẽ được các bản vẽ chi tiết từ bản vẽ lắp và ngược lại (vẽ trên giấy).

– Sử dụng được phần mềm AutoCAD để thể hiện bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp trong ngành cơ khí.

– Vận dụng được các kiến thức về cơ bản cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, nguyên lý máy và chi tiết máy liên quan đến lĩnh vực cơ khí; những kiến thức cơ sở về chế tạo máy.

– Sử dụng được một số loại dụng cụ đo thông dụng để kiểm tra độ chính xác gia công.

– Chọn được chế độ nhiệt luyện, chọn được phôi và phương pháp chế tạo phôi cho một số loại chi tiết trong điều kiện sản xuất cụ thể.

– Chọn được vật liệu và kết cấu của một số loại dụng cụ cắt thông dụng phục vụ trong gia công cắt gọt.

– Vận hành được các máy tiện, phay, mài, khoan… truyền thống đế gia công một số loại sản phẩm cơ bản.

– Thiết kế được một số sản phẩm bằng công cụ CAD/CAM và vận hành được một vài loại máy CNC để gia công các sản phẩm đó.

– Lựa chọn được các phương pháp gia công không truyền thống trong những điều kiện gia công cụ thể.

– Thiết kế được một số loại khuôn mẫu cơ bản.

– Sửa chữa được những sai hỏng cơ bản về hệ thống điện trong một số máy công cụ truyền thống.

– Tổ chức và lãnh đạo được nhóm kỹ thuật, thực hiện việc quản lý nhóm trong tác nghiệp.

– Cài đặt được bộ tin học văn phòng Microfoft office; Soạn thảo được văn bản bằng Microfoft word; Lập được bảng số liệu và thực hiện các phép tính cơ bản bằng Microsoft Excel; Tạo được slice báo cáo bằng Microsoft Powerpoint; Gửi được thư điện tử bằng Gmail và Outlook.

– Thể hiện được trình độ ngoại ngữ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

  1. Thái độ/Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

+ Có phẩm chất đạo đức, ý thức và tác phong nghề nghiệp, trách nhiệm công dân.

+ Có phương pháp làm việc khoa học; biết xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn; đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, sáng tạo trong thực hiện công việc.

+ Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm; giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

+ Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. Đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

– Chính trị, đạo đức:

+ Biết, hiểu và thực hiện trong thực tế cuộc sống những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật trong thể chế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Biết, hiểu và thực hiện được quyền v nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Luôn chấp hành các nội quy, qui chế của nơi làm việc;

+ Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý;

– Thể chất và quốc phòng:

+ Có sức khoẻ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe để hoàn thành tốt các công việc;

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân về lao động quốc phòng;

+ Có khả năng tuyên truyền, giải thích về trách nhiệm của công dân đối với nền quốc phòng của đất nước.

  1. Danh mục số lượng và thời lượng các mô đun:

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun  

Số tín chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
MH01 Vẽ kỹ thuật cơ khí 3 75 11 60 4
MH02 Cơ kỹ thuật 3 72 11 60 4
MH03 Vật liệu cơ khí 2 35 23 10 2
MH04 Kỹ thuật chế tạo phôi 2 35 23 10 2
MH05 AutoCAD 2 60 0 58 2
MĐ06 Công nghệ tiện 1 2 72 18 51 3
MĐ07 Công nghệ phay 1 2 35 23 10 2
MĐ08 Công nghệ khoan – khoét – doa – taro 2 45 15 28 2
MĐ09 Công nghệ mài 2 35 23 10 2
MĐ10 Công nghệ chế tạo khuôn mẫu 2 75 12 60 3
MĐ11 Thực tập TN 5 225 0 225 0
MĐ 12 Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và phòng chống HIV 0 8 3.5 4.5 0
Tổng cộng 27 772 162.5 586.5 26
  1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tay nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm:

5.1. Khối lượng kiến thức :

– Mỗi học sinh phải tham gia thực học tối thiểu từ 70% số giờ của mỗi Mô-đun.

– Tích lũy được những kiến thức cơ bản đề ra trong mục tiêu đào tạo của từng Mô-đun.

– Điểm tổng kết Mô-đun phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.

5.2. Kỹ năng tay nghề:

– Mỗi học sinh phải tham gia thực học tối thiểu từ 80% số giờ thực hành của mỗi Mô-đun.

– Có tinh thần học tập để nâng cao kỹ năng tay nghề.

5.3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

 Thực hành nghề nghiệp có tinh thần trách nhiệm, tuân thủ  theo Luật pháp và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

–  Có năng lực thực hiện nghề, yêu nghề.

  1. Thời gian khóa học:

6.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

*  Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian đào tạo: 03 tháng

– Thời gian học tập: 12  tuần

– Thời gian thực học tối thiểu: 764 giờ

– Trong đó thời gian ôn, kiểm tra hết môn: 26 giờ

  1. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian học các mô đun: 772 giờ

– Thời gian học lý thuyết: 162.5 giờ

– Thời gian học thực hành: 586.5 giờ

– Thời gian kiểm tra: 26 giờ

  1. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

7.1. Quy trình đào tạo:

– Thời điểm bắt đầu thực hiên : Ngay sau khi hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh.

– Các Mô-đun lý thuyết:Thực hiên theo trình tự các Mô-đun trong khung chương trình. Địa điểm học tại các phòng học lý thuyết của trường.

– Các Mô-đun thực hành: Chia nhóm 15-20 HS/nhóm. Học tại các phòng thực hành của nhà trường.

7.2. Điều kiện tốt nghiệp:

Thực hiện theo Thông tư 42/2015/TT – LĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 và Thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

  1. Phương pháp đánh giá và thang điểm đánh giá:

8.1.Phương pháp đánh gía:

Đánh giá kết quả học tập trong đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo cách thức kết hợp chấm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và kiểm tra kết thúc từng mô – đun. Điểm mô – đun bao gồm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học (bao gồm điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và điểm kiểm tra đánh giá định kỳ) và điểm kiểm tra kết thúc mô – đun.

8.1.1. Đánh giá Mô-đun lý thuyết:

Là đánh giá kiến thức cơ bản về lý thuyết mà người học tích lũy được. Mỗi Mô-đun phải đảm bảo có:

– 01 bài kiểm tra thường xuyên thời lượng từ 15 đến 30 phút bằng hình thức kiểm tra miệng hay viết (Tự luận, trắc nghiệm)

– 01 bài  kiểm tra định kỳ từ 30-45 phút bằng hình thức viết (Tự luận hay trắc nghiệm)

8.1.2. Đánh giá Mô-đun thực hành:

– Là đánh giá kỹ năng tay nghề mà người học tích lũy được trong quá trình học thực hành tại trường.

– Hình thức đánh giá: Người học phải thực hiện một quy trình kỹ thuật về Công nghệ kỹ thuật cơ khí có trong mục tiêu đào tạo của Mô-đun.

8.1.3. Đánh giá kết thúc Mô-đun:

Kết thúc Mô-đun, mỗi người học phải làm bài thi bằng hình thức : Viết/Vấn đáp+thực hành.

8.1.4. Đánh giá kết thúc khóa học:

Sau khi kết thúc khóa học, người học phải đủ điều kiện mới được xét công nhận tốt nghiệp.

8.2. Thang điểm đánh gía:

8.2.1 Thang điểm đánh giá Mô-đun:

Điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số.

  • Điểm kiểm tra thường xuyên được tính hệ số 1
  • Điểm kiểm tra định kỳ được tính hệ số 2.
  • Điểm kết thúc Mô-đun: Là trung bình các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc mô-đun có trọng số là 0,4 và 0,6.

8.2.2.Thang điểm đánh giá kết thúc khóa học

Kết quả toàn khóa học được đánh giá theo số mô – đun được tích lũy. Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nếu tích lũy đủ số mô – đun theo quy định sẽ được đãnh giá điểm kết thúc khóa học, gọi là :Điểm tổng kết khóa học

Điểm tổng kết khoá học của người học trình độ sơ cấp được tính theo công thức sau:

             n                                 
      å  ĐiTKM
ĐTKKH  =            i=1                            
              N

Trong đó:

– ĐTKKH:         Điểm tổng kết khoá học

– ĐiTKM:         Điểm tổng kết mô – đun, tín chỉ thứ i

– n:                Số lượng các mô – đun, tín chỉ đào tạo.

8.2.3.Thang điểm kết xếp loại tốt nghiệp:

  – Người học trình độ sơ cấp được công nhận tốt nghiệp khi có điểm tổng kết khóa học được tính theo quy định tại theo thông tư số:42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là từ 5,0 điểm trở lên.

–  Các mức thang điểm xếp loại tốt nghiệp được quy định như sau:

– Loại xuất sắc có điểm tổng kết khóa học từ 9,0 đến 10;

– Loại giỏi có tổng kết khóa học từ 8,0 đến dưới 9,0;

– Loại khá có điểm tổng kết khóa học từ 7,0 đến dưới 8,0;

– Loại trung bình khá có điểm tổng kết khóa học từ 6,0 đến dưới 7,0;

– Loại trung bình có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 đến dưới 6,0.

Các mức xếp loại tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá của học sinh sẽ bị giảm đi một mức nếu học sinh bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học hoặc có một mô – đun trở lên trong khóa học phải thi lại, học lại.

  1. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí được xây dựng và thực hiện tổ chức đào tạo theo Thông tư 42/2015/TT – LĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015, Thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp. Cụ thể như sau:

Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ cho người học theo đúng quy định.

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người học sẽ được cấp Chứng chỉ sơ cấp bậc 2: Công nghệ kỹ thuật cơ khí.

  HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Trần Văn Thẩm