CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành kèm theo quyết định số 73/QĐ-TCCN-YKTW ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Hiệu trưởng Trung cấp Công nghệ – Y khoa Trung ương)
- Tên nghề: Công nghệ thông tin
Trình độ đào tạo: Sơ cấp
- Đối tượng tuyển sinh: người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề
Số lượng mô đun, mô đun: 07
- Mô tả khóa học và mục tiêu đào tạo
3.1.Mô tả về khóa học
Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp Công nghệ thông tin cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin.
Chức danh sau khi hoàn thành khóa học: Chứng chỉ sơ cấp
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Sơ cấp Công nghệ thông tin, Người có chứng chỉ sơ cấp Công nghệ thông tin có thể được bố trí làm các việc sau:
– Thư ký văn phòng;
– Quản lý, xử lý dữ liệu, xây dựng đề án cho văn phòng;
– Làm việc cho các công ty máy tính;
– Thiết kế các tờ rơi quảng cáo;
– Quản lý phòng Internet;
– Quản lý mạng LAN vừa và nhỏ.
- Mục tiêu đào tạo
3.2.1. Mục tiêu chung/Mục tiêu tổng quan:
– Đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin
– Học viên sau khi tốt nghiệp có phẩm chất đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật tốt và tận tâm với nghề.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các mẫu văn bản phổ biến như hơp đồng, công văn, …
+ Trình bày được các công thức tính toán trong Excel.
+ Phân biệt được các đối tượng trong Access.
+ Phân biệt được các thiết bị văn phòng.
- Về kỹ năng
+ Cài đặt phần mềm, soạn thảo, trình bày văn bản.
+ Lập, tính toán, tổng hợp dữ liệu trên bảng tính.
+ Thao tác thành thạo với phần mềm Access;
+ Bảo dưỡng được phần mềm máy tính cũng như một số thiết bị trong công việc văn phòng (cài đặt phần mềm; sử dụng máy in, máy fax, máy photocopy, máy quét,…);
- Thái độ/Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
+ Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển đổi thông tin theo yêu cầu; biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với công việc ở các vị trí làm việc xung quanh hoặc công việc có liên quan; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình.
+ Nghiêm túc, sáng tạo, chịu khó học hỏi.
+ Đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt.
- Danh mục số lượng và thời lượng các mô đun:
Mã
MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Số tín chỉ |
Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||||
MH 01 | Tin học đại cương | 2 | 45 | 14 | 29 | 2 |
MĐ 02 | Tin học văn phòng | 3 | 75 | 14 | 58 | 3 |
MĐ 03 | Bảng tính Excel | 3 | 75 | 15 | 57 | 3 |
MĐ 04 | Quản trị cơ sở dữ liệu với Access | 3 | 75 | 14 | 58 | 3 |
MĐ 05 | Lắp ráp và bảo trì máy tính | 3 | 75 | 14 | 58 | 3 |
MĐ 06 | Sử dụng các thiết bị văn phòng | 2 | 45 | 14 | 28 | 3 |
MĐ 07 | Thực tập | 2 | 90 | 0 | 90 | BC |
Tổng số | 18 | 480 | 85 | 378 | 17 |
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng tay nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm:
5.1. Khối lượng kiến thức :
– Mỗi học sinh phải tham gia thực học tối thiểu từ 70% số giờ của mỗi Mô-đun.
– Tích lũy được những kiến thức cơ bản đề ra trong mục tiêu đào tạo của từng Mô-đun.
– Điểm tổng kết Mô-đun phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.
5.2. Kỹ năng tay nghề:
– Mỗi học sinh phải tham gia thực học tối thiểu từ 80% số giờ thực hành của mỗi Mô-đun.
– Có tinh thần học tập để nâng cao kỹ năng tay nghề.
5.3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
– Thực hành nghề nghiệp có tinh thần trách nhiệm, tuân thủ theo Luật pháp và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
– Có năng lực thực hiện nghề, yêu nghề.
- Thời gian khóa học:
6.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
* Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian đào tạo: 03 tháng
– Thời gian học tập: 12 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu: 480 giờ
– Trong đó thời gian ôn, kiểm tra hết môn: 17 giờ
- Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các mô đun: 480 giờ
– Thời gian học lý thuyết: 85 giờ
– Thời gian học thực hành: 378 giờ
– Thời gian kiểm tra: 17 giờ
- Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
7.1. Quy trình đào tạo:
– Thời điểm bắt đầu thực hiên : Ngay sau khi hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh.
– Các Mô-đun lý thuyết:Thực hiên theo trình tự các Mô-đun trong khung chương trình. Địa điểm học tại các phòng học lý thuyết của trường.
– Các Mô-đun thực hành: Chia nhóm 15-20 HS/nhóm. Học tại các phòng máy của trường.
7.2. Điều kiện tốt nghiệp:
Thực hiện theo Thông tư 42/2015/TT – LĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 và Thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.
- Phương pháp đánh giá và thang điểm đánh giá:
8.1.Phương pháp đánh gía:
Đánh giá kết quả học tập trong đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo cách thức kết hợp chấm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và kiểm tra kết thúc từng mô – đun. Điểm mô – đun bao gồm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học (bao gồm điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và điểm kiểm tra đánh giá định kỳ) và điểm kiểm tra kết thúc mô – đun.
8.1.1. Đánh giá Mô-đun lý thuyết:
Là đánh giá kiến thức cơ bản về lý thuyết mà người học tích lũy được. Mỗi Mô-đun phải đảm bảo có:
– 01 bài kiểm tra thường xuyên thời lượng từ 15 đến 30 phút bằng hình thức kiểm tra miệng hay viết (Tự luận, trắc nghiệm)
– 01 bài kiểm tra định kỳ từ 30-45 phút bằng hình thức viết (Tự luận hay trắc nghiệm)
8.1.2. Đánh giá Mô-đun thực hành:
– Là đánh giá kỹ năng tay nghề mà người học tích lũy được trong quá trình học thực hành tại trường.
– Hình thức đánh giá: Người học phải thực hiện một quy trình kỹ thuật về Công nghệ thông tin có trong mục tiêu đào tạo của Mô-đun.
8.1.3. Đánh giá kết thúc Mô-đun:
Kết thúc Mô-đun, mỗi người học phải làm bài thi bằng hình thức : Viết/Vấn đáp+thực hành.
8.1.4. Đánh giá kết thúc khóa học:
Sau khi kết thúc khóa học, người học phải đủ điều kiện mới được xét công nhận tốt nghiệp.
8.2. Thang điểm đánh gía:
8.2.1 Thang điểm đánh giá Mô-đun:
Điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số.
- Điểm kiểm tra thường xuyên được tính hệ số 1
- Điểm kiểm tra định kỳ được tính hệ số 2.
- Điểm kết thúc Mô-đun: Là trung bình các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc mô-đun có trọng số là 0,4 và 0,6.
8.2.2.Thang điểm đánh giá kết thúc khóa học
Kết quả toàn khóa học được đánh giá theo số mô – đun được tích lũy. Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nếu tích lũy đủ số mô – đun theo quy định sẽ được đãnh giá điểm kết thúc khóa học, gọi là :Điểm tổng kết khóa học
Điểm tổng kết khoá học của người học trình độ sơ cấp được tính theo công thức sau:
n | |
å ĐiTKM | |
ĐTKKH = | i=1 |
N |
Trong đó:
– ĐTKKH: Điểm tổng kết khoá học
– ĐiTKM: Điểm tổng kết mô – đun, tín chỉ thứ i
– n: Số lượng các mô – đun, tín chỉ đào tạo.
8.2.3.Thang điểm kết xếp loại tốt nghiệp:
– Người học trình độ sơ cấp được công nhận tốt nghiệp khi có điểm tổng kết khóa học được tính theo quy định tại theo thông tư số:42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là từ 5,0 điểm trở lên.
– Các mức thang điểm xếp loại tốt nghiệp được quy định như sau:
– Loại xuất sắc có điểm tổng kết khóa học từ 9,0 đến 10;
– Loại giỏi có tổng kết khóa học từ 8,0 đến dưới 9,0;
– Loại khá có điểm tổng kết khóa học từ 7,0 đến dưới 8,0;
– Loại trung bình khá có điểm tổng kết khóa học từ 6,0 đến dưới 7,0;
– Loại trung bình có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 đến dưới 6,0.
Các mức xếp loại tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá của học sinh sẽ bị giảm đi một mức nếu học sinh bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học hoặc có một mô – đun trở lên trong khóa học phải thi lại, học lại.
- Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề: Công nghệ thông tin được xây dựng và thực hiện tổ chức đào tạo theo Thông tư 42/2015/TT – LĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015, Thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp. Cụ thể như sau:
– Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ cho người học theo đúng quy định.
Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người học sẽ được cấp Chứng chỉ sơ cấp: Công nghệ thông tin.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký) Trần Văn Thẩm
|
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Mã môn học: MĐ 01
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Mã mô đun: MH 01
Thời gian môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 29 giờ, kiểm tra: 02 giờ)
- VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Tin học là môn học kỹ thuật cơ sở thuộc chương trình đào tạo Sơ cấp công nghệ thông tin
- Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung.
- MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Biết được các kiến thức cơ bản về cấu trúc hệ thống máy tính và thông tin trong máy tính, ứng dụng của tin học.
- Sử dụng được hệ điều hành Windows.
- Học nghiêm túc, nắm vững ký hiệu, khái niệm tin học.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
- Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT |
Tên các chương trong môn học |
Thời gian | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||
1. | Chương 1: Các khái niệm cơ bản về máy tính. | 9 | 4 | 4 | 1 |
2. | Chương 2: Sử dụng hệ điều hành Windows. | 28 | 8 | 19 | 1 |
3. | Chương 3: Mạng cơ bản và Internet. | 8 | 2 | 6 | 0 |
Cộng | 45 | 14 | 29 | 2 |
*Thời gian kiểm tra: 4 giờ thực hành
- Nội dung chi tiết:
Chương 1: Các kiến thức cơ bản về máy tính Thời gian:9 giờ
Mục tiêu:
- Biết được các kiến thức cơ bản về cấu trúc hệ thống máy tính và thông tin trong máy tính, ứng dụng của tin học.
- Tính được đơn vị tính thông tin và dung lượng bộ nhớ trong hệ thống máy tính.
- Có tính cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ phân biệt khái niệm, chăm chỉ trong công việc.
1 | Các khái niệm cơ bản. |
1.1. | Thông tin và xử lý thông tin. |
1.2. | Phần cứng và phần mềm. |
2. | Cấu trúc cơ bản của hệ thống máy tính. |
2.1. | Phần cứng. |
2.2. | Phần mềm. |
3. | Biểu diễn thông tin trong hệ thống máy tính. |
3.1. | Biểu diễn thông tin trong hệ thống máy tính. |
3.2. | Đơn vị thông tin và dung lượng bộ nhớ. |
* | Kiểm tra |
Chương 2: Sử dụng điều hành Windows. Thời gian: 28 giờ
Mục tiêu:
- Hiểu được chức năng của hệ điều hành Windows.
- Sử dụng được hệ điều hành windows để tổ chức lưu trữ dữ liệu.
- Có tính sáng tạo, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.
1. | Giới thiệu Windows | |||
1.1. | Windows là gì? | |||
1.2. | Khởi động và thoát khỏi Windows | |||
1.3. | Desktop | |||
1.4. | Thanh tác vụ. | |||
1.5. | Menu start | |||
1.6. | Khởi động và thoát khỏi một ứng dụng. | |||
1.7. | Chuyển đổi giữa các ứng dụng. | |||
1.8. | Thu nhỏ một cửa sổ, đóng một cửa sổ ứng dụng | |||
1.9. | Sử dụng chuột. | |||
2. | Những thao tác cơ bản trên Windows. | |||
2.1. | File và Folder. | |||
2.2. | Quản lý tài nguyên. | |||
* | Kiểm tra | |||
Chương 3: Mạng cơ bản và Internet. Thời gian:8 giờ
Mục tiêu:
- Hiểu được chức năng mạng và Internet.
- Sử dụng được Internet.
- Có tính sáng tạo, linh hoạt.
1. | Giới thiệu Windows | |||
1.1. | Windows là gì? | |||
1.2. | Khởi động và thoát khỏi Windows | |||
1.3. | Desktop | |||
1.4. | Thanh tác vụ. | |||
1.5. | Menu start | |||
1.6. | Khởi động và thoát khỏi một ứng dụng. | |||
1.7. | Chuyển đổi giữa các ứng dụng. | |||
1.8. | Thu nhỏ một cửa sổ, đóng một cửa sổ ứng dụng | |||
1.9. | Sử dụng chuột. | |||
2. | Những thao tác cơ bản trên Windows. | |||
2.1. | File và Folder. | |||
2.2. | Quản lý tài nguyên. | |||
* | Kiểm tra | |||
- ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng
- Phòng thực hành tin học và trang thiết bị liên quan;
- Trang thiết bị máy móc
- Máy tính, máy chiếu;
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Hệ điều hành Windows đã cài sẵn vào máy.
- Giáo trình lý thuyết, giáo án, bài giảng, đề cương mô đun;
- Các bài tập thực hành.
- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
- Nội dung
- Kiến thức:
- Nắm được các kiến thức cơ bản về cấu trúc hệ thống máy tính và thông tin trong máy tính, ứng dụng của tin học.
- Hiểu được tính năng và phương thức hoạt động cơ bản của máy tính, hệ điều hành và các thiết bị ngoại vi.
- Nắm được các kiến thức cơ bản về mạng và ứng dụng của mạng máy tính.
- Kỹ năng:
- Sử dụng được máy vi tính, biết tổ chức lưu trữ, truy cập Internet.
- Tạo các trình chiếu sinh động, đạt ý tưởng.
- Thái độ: đánh giá ý thức, tổ chức, chấp hành nội quy học tập, tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
- Phương pháp
- Phương pháp đánh giá:
- Trắc nghiệm lý thuyết.
- Thực hành: đánh giá các bài tập, bài thực hành thông qua sản phẩm trên máy và kỹ năng thao tác.
- Công cụ đánh giá:
- Hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về lý thuyết;
- Bài thực hành ứng dụng.
- Thái độ: Đánh giá bằng số giờ tham gia học tập môn học, ý thức chấp hành nội quy học tập và các quy định về an toàn lao động.
- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Phạm vi áp dụng chương trình :
- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho học viên lớp Sơ cấp công nghệ thông tin và làm tài liệu tham khảo cho các học sinh/sinh viên các ngành liên quan.
- Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun :
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng chương, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy;
- Nêu vấn đề, phân tích, hướng dẫn mẫu.
- Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Các khái niệm cơ bản về máy tính.
- Sử dụng hệ điều hành Windows.
- Khai thác sử dụng Internet.
- Tài liệu cần tham khảo:
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: TIN HỌC VĂN PHÒNG
Mã mô đun: MĐ 02
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TIN HỌC VĂN PHÒNG
Mã mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 14giờ; Thực hành: 58 giờ, kiểm tra: 04 giờ)
- VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Tin học văn phòng là mô đun kỹ thuật cơ sở thuộc chương trình đào tạo Sơ cấp công nghệ thông tin
- Mô đun được bố trí sau khi hoc viên học xong các môn học chung.
- MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Biết được nguyên tắc quản lý, nhập văn bản và quy tắc sử dụng các bộ gõ;
- Hiểu cách định dạng trang văn bản, văn bản, bảng biểu và in ấn;
- Hiểu cách trộn 1 văn bản trong Word;
- Hiểu cách thiết kế một trình diễn;
- Sử dụng thành thạo các công cụ soạn thảo, định dạng và in ấn văn bản;
- Tạo được các chương trình trình chiếu với các hiệu ứng chuyển động, âm thanh và liên kết;
- Hoc viên phải tích lũy đủ số giờ học theo quy định. Tham gia đầy đủ các giờ thực hành;
- Hoc viên phải có được tính cẩn thận và sáng tạo khi soạn thảo và thiết kế chương trình trình diễn.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
- Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT |
Tên các bài trong mô đun |
Thời gian | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||
1. | Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word | 40 | 8 | 30 | 2 |
2. | Hệ trình diễn điện tử Microsoft PowePoint | 35 | 6 | 28 | 1 |
Cộng | 75 | 14 | 58 | 3 |
*Thời gian kiểm tra: 3 giờ thực hành
- Nội dung chi tiết:
Bài 1: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word Thời gian: 40 giờ
Mục tiêu:
- Hiểu được cách soạn thảo, trình bày các loại văn bản thông dụng bằng MICROSOFT WORD.
- Hiểu được cách nhúng các đối tượng vào văn bản: hình ảnh, bảng biểu, công thức, cơ sở dữ liệu,…
- Thành thạo trong việc đánh máy, lưu trữ, bảo vệ văn bản.
- Tạo được các văn bản có thẩm mỹ, có nhiều tính năng.
- Có tính cần cù, cẩn thận, chăm chỉ trong công việc.
1 | Giới thiệu chung về Microsoft Office và Microsoft Word |
1.1. | Giới thiệu |
1.2. | Khởi động |
1.3. | Màn hình giao tiếp |
1.4. | Thoát khỏi |
2. | Một số thao tác cơ bản |
2.1. | Các phím thường dùng |
2.2. | Nguyên tắc nhập văn bản |
2.3. | Quy ước gõ tiếng Việt |
2.4. | Thao tác với khối văn bản |
3. | Các thao tác với văn bản |
3.1. | Lưu cất và mở văn bản |
3.2. | Định dạng văn bản |
4. | Định dạng trang và in ấn |
4.1. | Đặt lề, cỡ giấy và hướng in |
4.2. | Chèn tiêu đề, số trang, dấu ngắt trang |
4.3. | In ấn |
5. | Một số hiệu ứng đặc biệt |
5.1. | Chèn ký tự đặc biệt, chèn hình ảnh |
5.2. | Soạn thảo công thức toán học |
5.3. | Tạo chữ nghệ thuật |
5.4. | Định nghĩa gõ tắt |
5.5. | Công cụ đồ họa |
6. | Lập bảng biểu |
6.1. | Tạo, sửa đổi và trình bày trong bảng |
6.2. | Sắp xếp trong bảng |
6.3. | Tính toán trong bảng |
7. | Trộn văn bản |
* | Kiểm tra |
Bài 2: Hệ trình diễn điện tử Microsoft PowerPoint Thời gian : 35 giờ
Mục tiêu:
- Hiểu được các cách nhập văn bản, căn chỉnh định dạng, tạo các hiệu ứng, tạo các liên kết cho các slide;
- Tạo được các chương trình trình chiếu sống động, diễn đạt ý tưởng một cách hiệu quả;
- Có tính sáng tạo, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.
1. | Cách tạo một trình diễn |
1.1. | Cách tạo |
1.2. | Các cách hiển thị một Slide |
2. | Thiết kế Slide |
2.1. | Nhập văn bản cho Slide |
2.2. | Cách định dạng Fonts chữ |
2.3. | Điều chỉnh khoảng cách dòng, cách đoạn |
2.4. | Điều chỉnh lề văn bản |
2.5. | Chèn ký hiệu, số đầu dòng |
2.6. | Đổi kiểu chữ |
3. | Công cụ vẽ Draw – Cách tạo chữ nghệ thuật |
3.1. | Sử dụng các biểu tượng trên thanh công cụ Drawing |
3.2. | Tạo chữ nghệ thuật |
3.3. | Quản lý các đối tượng |
4. | Quản lý, tạo nền cho Slide |
4.1. | Quản lý các Slide |
4.2. | Định nghĩa lại kiểu Slide |
4.3. | Tạo mầu nền cho Slide |
5. | Chèn các đối tượng vào Slide |
5.1. | Chèn hình ảnh |
5.2. | Chèn âm thanh |
5.3. | Chèn, thiết lập biểu đồ |
5.4. | Chèn đối tượng từ chương trình khác |
5.5. | Chèn số trang, tiêu đề đầu cuối trang |
6. | Các hiệu ứng chuyển động của một Slide |
6.1. | Chế độ chuyển cảnh |
6.2. | Chế độ chuyển động của một đối tượng trong một Slide bất kỳ |
7. | Tạo siêu liên kết – tạo nhóm Slide – thiết lập trình chiếu |
7.1. | Tạo siêu liên kết |
7.2. | Tạo nhóm Silde trình chiếu |
7.3. | Biên tập thời gian trình chiếu |
7.4. | Khởi tạo chế độ trình chiếu |
8. | Đóng gói và in ấn |
8.1. | Đóng gói |
8.2. | Trình chiếu File đã đóng gói |
8.3. | Thiết lập lại khổ giấy |
8.4. | In ấn |
* | Kiểm tra |
- ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng
- Phòng thực hành tin học và trang thiết bị liên quan;
- Trang thiết bị máy móc
- Máy tính, máy chiếu;
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Phần mềm Microsoft Word, Microsoft PowerPoint.
- Giáo trình lý thuyết, giáo án, bài giảng, đề cương mô đun;
- Các bài tập thực hành.
- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
- Nội dung
- Kiến thức:
- Cách sử dụng công cụ được cung cấp bởi phần mềm MS-Word, MS-PowerPoint;
- Kỹ năng:
- Soạn thảo, định dạng, in ấn văn bản tiếng Việt, tiếng Anh;
- Tạo các trình chiếu sinh động, đạt ý tưởng.
- Thái độ: đánh giá ý thức, tổ chức, chấp hành nội quy học tập, tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
- Phương pháp
- Phương pháp đánh giá:
- Trắc nghiệm lý thuyết.
- Thực hành: đánh giá các bài tập, bài thực hành thông qua sản phẩm trên máy và kỹ năng thao tác.
- Công cụ đánh giá:
- Hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về lý thuyết;
- Bài thực hành ứng dụng.
- Thái độ: Đánh giá bằng số giờ tham gia học tập môn học, ý thức chấp hành nội quy học tập và các quy định về an toàn lao động.
- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Phạm vi áp dụng chương trình :
- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho học viên trình độ Sơ cấp công nghệ thông tin và làm tài liệu tham khảo cho các học sinh/sinh viên các ngành liên quan.
- Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun :
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy;
- Nêu vấn đề, phân tích, hướng dẫn mẫu.
- Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Bài 1: Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word
- Bài 2: Hệ trình diễn điện tử Microsoft PowePoint
- Tài liệu cần tham khảo:
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: BẢNG TÍNH EXCEL
Mã mô đun: MĐ 03
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẢNG TÍNH EXCEL
Mã mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 57 giờ, kiểm tra: 03 giờ)
- VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Bảng tính Excel là mô đun kỹ thuật cơ sở của chương trình đào tạo sơ cấp Công nghệ thông tin
- MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Hiểu rõ cấu trúc bảng, các kiểu dữ liệu và các phép toán đối với các kiểu dữ liệu của bảng tính trong Excel;
- Hiểu được cú pháp, công dụng của các hàm trong Excel;
- Hiểu được cách tạo biểu đồ, cách sắp xếp, trích lọc dữ liệu;
- Thành thạo các thao tác tạo bảng, lưu trữ, nhập dữ liệu, định dạng bảng,…;
- Vận dụng được các hàm trong các bài tập phức tạp;
- Sắp xếp, trích lọc được dữ liệu theo một số yêu cầu có độ phức tạp cao;
- Tạo được các biểu đồ với nhiều kiểu dạng;
- Học viên phải tích lũy đủ số giờ học theo quy định. Tham gia đầy đủ các giờ thực hành.
- Học viên phải có được tính cẩn thận và sáng tạo khi thiết lập bảng tính.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
- Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT |
Tên các bài trong mô đun |
Thời gian | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||
1. | Khái niệm cơ bản trong Excel | 7 | 3 | 4 | |
2. | Các thao tác cơ bản | 17 | 2 | 15 | |
3. | Một số hàm trong Excel | 14 | 3 | 10 | 1 |
4. | Cơ sở dữ liệu | 22 | 3 | 18 | 1 |
5. | Tạo biểu đồ | 9 | 2 | 7 | |
6. | In ấn trong Excel | 6 | 2 | 3 | 1 |
Tổng cộng | 75 | 15 | 57 | 3 |
* Thời gian kiểm tra: 1 giờ lý thuyết,2 giờ thực hành
- Nội dung chi tiết:
Bài 1: Khái niệm cơ bản trong Excel Thời gian : 7 giờ
Mục tiêu:
- Hiểu được các chức năng, công cụ của bảng tính Excel;
- Hiểu được các khái niệm như: kiểu dữ liệu, cách nhập, các loại phép toán, địa chỉ,…;
- Viết được công thức đáp ứng một số yêu cầu tính toán đơn giản;
- Định dạng được các loại dữ liệu trong ô;
- Có tính sáng tạo, tỷ mỉ, cẩn thận trong công việc.
1. | Giới thiệu Microsoft Excel |
1.1. | Các chức năng của Excel |
1.2. | Khởi động và thoát |
2. | Các thành phần của cửa sổ Excel |
2.1. | Thanh tiêu đề và tiêu đề |
2.2. | Thanh lệnh đơn |
2.3. | Thanh công cụ |
3. | Cấu trúc của một Workbook |
3.1. | Cấu trúc của một Workbook |
3.2. | Cấu trúc của một Works sheet |
4. | Các kiểu dữ liệu và toán tử |
4.1. | Dữ liệu kiểu số |
4.2. | Dữ liệu kiểu chuỗi ký tự |
4.3. | Các toán tử |
5. | Cách nhập dữ liệu |
5.1. | Một số quy định chung
Nhập và định dạng dữ liệu kiểu số Nhập và định dạng dữ liệu kiểu ngày Nhập và định dạng dữ liệu kiểu chuỗi Nhập và định dạng dữ liệu kiểu số |
5.2. | Kiểu công thức
Điều chỉnh dữ liệu trong ô |
Bài 2: Các thao tác cơ bản Thời gian : 17 giờ
Mục tiêu:
- Hiểu được kiến thức về các thao tác xử lý trên vùng dữ liệu của Excel;
- Hiểu được cách xử lý dữ liệu, quản lý tập tin trong Excel;
- Hiểu rõ cách xác lập các loại địa chỉ và ý nghĩa của chúng;
- Thành thạo các thao tác đối với dòng, cột, ô, tập tin;
- Có ý thức cẩn thận, chuẩn xác, khoa học.
1. | Xử lý trên vùng | |
1.1. | Các loại vùng và cách chọn | |
1.2. | Đặt tên vùng | |
1.3. | Xóa dữ liệu | |
1.4. | Di chuyển dữ liệu | |
1.5. | Sao chép dữ liệu | |
2. | Các thao tác trên cột và dòng | |
2.1. | Thay đổi độ rộng | |
2.2. | Chèn thêm cột, dòng, ô | |
2.3. | Xóa dòng, cột, ô | |
3. | Các lệnh xử lý tập tin | |
3.1. | Lưu tập tin | |
3.2. | Mở tập tin | |
3.3. | Xóa tập tin | |
4. | Các loại địa chỉ trong Excel | |
4.1. | Địa chỉ tương đối | |
4.2. | Địa chỉ tuyệt đối | |
4.3. | Địa chỉ hỗn hợp |
Bài 3: Một số hàm trong Excel Thời gian : 14 giờ
Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa, cú pháp các hàm thường dùng trong Excel;
- Vận dụng được các hàm để xử lý dữ liệu theo một số yêu cầu đơn giản;
- Có tính sáng tạo, linh hoạt, khoa học.
1. | Cú pháp chung các hàm | |
2. | Cách sử dụng hàm | |
3. | Các hàm thông dụng | |
3.1. | Các hàm toán học | |
3.2. | Các hàm thống kê | |
3.3. | Các hàm xử lý chuỗi | |
3.4. | Các hàm ngày giờ | |
3.5. | Các hàm logic | |
3.6. | Các hàm tìm kiếm | |
* | Kiểm tra |
Bài 4: Cơ sở dữ liệu Thời gian :22 giờ
Mục tiêu:
- Hiểu được các khái niệm về cơ sở dữ liệu trong bảng tính;
- Hiểu các phương pháp để sắp xếp, trích lọc dữ liệu;
- Thành thạo trong việc vận dụng các hàm liên quan đến cơ sở dữ liệu để trích lọc, thống kê;
- Cần có tính khoa học, chuẩn xác.
1. | Khái niệm | |
2. | Thao tác cơ bản trên cơ sở dữ liệu | |
2.1. | Sắp xếp các mẩu tin | |
2.2. | Lọc các mẩu tin | |
2.3. | Trích rút các mẩu tin | |
3. | Các hàm thao tác trên cơ sở dữ liệu
Hàm xử lý văn bản và dữ liệu PivotTable và PivotTable Chart |
|
4. | Tổng hợp theo từng nhóm | |
5 | Kiểm tra |
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Bài 4
Bài 5: Tạo biểu đồ Thời gian : 9 giờ
Mục tiêu:
- Hiểu được các khái niệm về các loại biểu đồ, các thành phần và ý nghĩa của nó trong biểu đồ;
- Hiểu rõ các bước dựng biểu đồ;
- Thành thạo việc tạo, hiệu chỉnh và định dạng biểu đồ;
- Có tính sáng tạo, khoa học, thẩm mỹ.
1. | Các thành phần của biểu đồ | |
2. | Các bước dựng biểu đồ | |
2.1. | Chuẩn bị dữ liệu | |
2.2. | Các thao tác dựng biểu đồ | |
3. | Hiệu chỉnh biểu đồ
Hiệu chỉnh Chart Area Hiệu chỉnh Flot Area Hiệu chỉnh chú thích, tiêu đề đồ thị, trục tung, trục hoành. Hiệu chỉnh đường lưới ngang dọc |
|
4. | Định dạng biểu đồ |
Bài 6: In ấn trong Excel Thời gian : 6 giờ
Mục tiêu:
- Biết cách định dạng các thông số cho trang in;
- Sử dụng máy in thành thạo;
- Cần có tính cẩn thận, ngăn nắp, chu đáo.
1. | Các lệnh liên quan đến in ấn | |
1.1. | Định dạng các thông số cho trang in | |
1.2. | Cách xác định vùng dữ liệu in | |
1.3. | Xem trước khi in | |
2. | Các bước thực hiện in ấn | |
3. | Tìm hiểu hộp thoại Print | |
4. | Kiểm tra |
- ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng
- Phòng thực hành tin học và trang thiết bị liên quan;
- Trang thiết bị máy móc
- Máy tính, máy chiếu.
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Phần mềm Microsoft Excel
- Giáo trình lý thuyết, giáo án, bài giảng, đề cương mô đun;
- Các bài tập thực hành.
- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
- Nội dung
- Kiến thức:
- Cách tạo bảng tính và nhập dữ liệu;
- Khái niệm, ý nghĩa, cách sử dụng các lệnh;
- Các nhóm hàm của Excel;
- Định dạng bảng tính.
- Kỹ năng:
- Tạo lập, xử lý dữ liệu;
- Vận dụng các hàm trong các bài tập phức tạp;
- Khắc phục, hiệu chỉnh.
- Thái độ: đánh giá ý thức, tổ chức, chấp hành nội quy học tập, tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
- Phương pháp
- Phương pháp đánh giá:
- Trắc nghiệm lý thuyết.
- Thực hành: đánh giá các bài tập, bài thực hành thông qua sản phẩm trên máy và kỹ năng thao tác.
- Công cụ đánh giá:
- Hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm;
- Hệ thống ngân hàng bài thực hành.
- Thái độ: Đánh giá bằng số giờ tham gia học tập môn học, ý thức chấp hành nội quy học tập và các quy định về an toàn lao động.
- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Phạm vi áp dụng chương trình :
- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho học viên trình độ Sơ cấp công nghệ thông tin và làm tài liệu tham khảo cho các học sinh/sinh viên các ngành khác.
- Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Nêu vấn đề, phân tích, hướng dẫn các bước.
- Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Bài 3: Một số hàm trong Excel
- Bài 4: Cơ sở dữ liệu
- Tài liệu cần tham khảo:
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: QUẢN TRỊ CƠ SỞ
DỮ LIỆU VỚI ACCESS
Mã mô đun: MĐ 04
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU VỚI ACCESS
Mã mô đun: MĐ 04;
Thời gian mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 25 giờ; Thực hành: 50 giờ)
- VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Là mô đun chuyên môn nghề của chương trình đào tạo Sơ cấp công nghệ thông tin
- Mô đun được bố trí sau khi học viên học xong các môn cơ sở nghề.
- MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Hiểu các đặc tính và chức năng của phần mềm Access;
- Biết cách thiết kế và quản trị với các cơ sở dữ liệu trên Access;
- Hiểu cách thức truy vấn đến cơ sở dữ liệu bằng công cụ QBE trên Access và ngôn ngữ SQL;
- Hiểu được các cách tạo các báo biểu và biểu mẫu;
- Thao tác thành thạo với phần mềm Access;
- Tạo và quản trị cơ sở dữ liệu trên Access;
- Thực hiện được các truy vấn dữ liệu với các bảng;
- Thiết kế được nhiều dạng biểu mẫu và báo biểu;
- Chủ động, sáng tạo trong việc tìm hiểu các tài liệu phục vụ cho mô đun.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
- Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
STT | Tên các bài trong mô đun | Thời gian | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra*
|
||
1. | Bài 1 : Khởi đầu với Access | 5 | 1 | 4 | 0 |
2. | Bài 2 : Tạo bảng dữ liệu | 18 | 3 | 15 | 0 |
3. | Bài 3 : Truy vấn dữ liệu | 28 | 6 | 20 | 2 |
4. | Bài 4 : Thiết kế mẫu biểu | 15 | 2 | 13 | 0 |
5. | Bài 5 : Thiết kế báo biểu | 9 | 2 | 6 | 1 |
Cộng | 75 | 14 | 58 | 3 |
* Thời gian kiểm tra: 4 giờ thực hành
- Nội dung chi tiết:
Bài 1. Khởi đầu với Access Thời gian: 5 giờ
Mục tiêu:
- Biết được những khái niệm cơ bản của Access;
- Hiểu được những thao tác cơ bản với các đối tượng trên Access;
- Biết cách tra cứu và sử dụng các trợ giúp trên Access;
- Cài đặt được phần mềm Access;
- Thực hiện các thao tác trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access;
- Chủ động tìm hiểu các tính năng của phần mềm Access.
1. | Định nghĩa phần mềm CSDL | |
2. | Một số thuật ngữ | |
3. | Khởi động ACCESS và mở CSDL | |
4. | Quan sát cửa sổ CSDL | |
5. | Duyệt các bản ghi | |
6. | Nhập các bản ghi | |
7. | Soạn thảo bản ghi | |
8. | Xem trước và in trang dữ liệu | |
9. | Sử dụng trợ giúp và kết thúc ACCES |
Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của Bài 1
Bài 2. Tạo bảng dữ liệu Thời gian: 18 giờ
Mục tiêu:
- Hiểu được cấu trúc và cách thiết kế bảng;
- Hiểu cách tạo quan hệ giữa các bảng;
- Hiểu cách nhập dữ liệu cho các bản ghi;
- Thiết kế hoàn chỉnh được một cơ sở dữ liệu;
- Nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình thiết kế các bảng.
1. | Phác thảo hoạch định CSDL | |
2. | Một số thuật ngữ | |
3. | Tạo bảng | |
4. | Tạo liên kết bảng | |
5. | Chỉnh sửa bảng | |
6. | Sắp xếp, lọc và tìm kiếm |
Bài 3. Truy vấn dữ liệu Thời gian: 28 giờ
Mục tiêu:
- Biết được khái niệm và phân loại truy vấn dữ liệu;
- Hiểu các cách tạo truy vấn;
- Sử dụng được công cụ QBE và ngôn ngữ SQL để tạo ra các truy vấn;
- Nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình thiết kế truy vấn.
1. | Khái niệm truy vấn | |
2. | Phân loại truy vấn | |
3. | Truy vấn SELECT | |
4. | Truyền tham số và điều kiện | |
5. | Một số loại truy vấn khác |
Bài 4. Thiết kế mẫu biểu Thời gian: 15 giờ
Mục tiêu:
- Hiểu được chức năng và đặc trưng của mẫu biểu;
- Biết các dạng mẫu biểu thông dụng;
- Hiểu được chức năng và thuộc tính của các đối tượng trên mẫu biểu;
- Biết được các cách thiết kế mẫu biểu: Form Winzard, DesignView,…;
- Thiết kế được các form nhập liệu, form tra cứu dữ liệu cơ bản làm tiền đề cho việc tạo ra các sản phẩm phần mềm hoàn thiện;
- Nghiêm túc, sáng tạo trong việc tạo ra các biểu mẫu.
1. | Mẫu biểu và ứng dụng | |
2. | Phân loại mẫu biểu | |
3. | Các phương pháp tạo mẫu biểu | |
4. | Các đối tượng và thuộc tính | |
5. | Tạo các biểu mẫu con | |
6. | Trang trí biểu mẫu |
Bài 5. Thiết kế báo biểu Thời gian:9 giờ
Mục tiêu:
- Biết được chức năng và các cách tạo báo biểu trên Access;
- Thiết kế chỉnh sửa được các báo biểu với từng yêu cầu cụ thể;
- Nghiêm túc, tỉ mỉ trong quá trình tạo các báo biểu.
1. | Báo cáo và ứng dụng | |
2. | Các bước tạo báo cáo | |
3. | Các thành phần của báo cáo | |
4. | Định dạng và trang trí báo cáo |
- ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng
- Học tại xưởng thực hành máy tính
- Trang thiết bị máy móc
- Mỗi học viên/1 máy tính, phòng thực hành đạt chuẩn, máy chiếu đa phương tiện.
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Máy tính cài office, font tiếng viết và bộ gõ, phấn bảng, giấy A4-A3, mực in.
- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
- Nội dung
- Về kiến thức: Được đánh giá qua các bài kiểm tra, thi đạt được các yêu cầu sau:
- Phân tích đúng bài toán ứng dụng thành các bảng dữ liệu và các chức năng thực hiện;
- Trình bày được cách thức xây dựng mối liên hệ giữa các bảng;
- Hiểu được công dụng và cách tạo các truy vấn bằng QBE;
- Hiểu được các phương pháp tạo, chỉnh sửa mẫu biểu và báo biểu;
- Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành của hoc viên trong các bài thực hành đạt được các yêu cầu sau:
- Thực hiện cài đặt được hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên môi trường Windows;
- Tạo bảng, thiết lập các thuộc tính cho các field và tạo liên kết bảng chính xác;
- Thực hiện chính xác truy vấn và kết xuất dữ liệu theo các biểu thức logic;
- Tạo form, report đúng kỹ thuật và yêu cầu của giáo viên;
- Thái độ: đánh giá ý thức, tổ chức, chấp hành nội quy học tập, tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
- Phương pháp
- Thực hành trực tiếp trên máy.
- Tham gia làm một số phần mềm quản lý nhỏ.
- Thái độ: Đánh giá bằng số giờ tham gia học tập môn học, ý thức chấp hành nội quy học tập và các quy định về an toàn lao động.
- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Phạm vi áp dụng chương trình mô đun :
- Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho học viên Sơ cấp công nghệ thông tin và làm tài liệu tham khảo cho các ngành nghề kỹ thuật khác.
- Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy;
- Khi thực hiện chương trình môn học cần xác định những điểm kiến thức cơ bản, xác định rõ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng ở từng nội dung;
- Cần liên hệ kiến thức với thực tế sản xuất và đời sống, đặc biệt là các phần mềm thực tế sử dụng ngôn ngữ Access.
- Những trọng tâm chương trình mô đun cần chú ý:
- Bài 3: Truy vấn dữ liệu
- Bài 5: Thiết kế báo biểu
- Tài liệu cần tham khảo:
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: LẮP RÁP VÀ BẢO TRÌ MÁY TÍNH
Mã mô đun: MĐ 05
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN LẮP RÁP VÀ BẢO TRÌ MÁY TÍNH
Mã số mô đun: MĐ 05;
Thời gian mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 58 giờ, kiểm tra: 3 giờ)
- VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Mô đun Lắp ráp và bảo trì máy tính là mô đun kỹ thuật cơ sở
- MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Hiểu các khái niệm về các linh kiện, thiết bị máy tính;
- Biết được chức năng của các linh kiện, thiết bị máy tính;
- Hiểu qui trình lắp ráp phần cứng máy tính;
- Hiểu quy trình cài đặt hệ điều hành, chương trình điều khiển thiết bị, các phần mềm ứng dụng,…;
- Lắp ráp thành thạo các linh kiện máy tính;
- Cài đặt thành thạo các chương trình phần mềm trên máy tính;
- Khắc phục sự cố, bảo trì máy tính;
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chủ động, sáng tạo, tự tin.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
- Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT | Tên các bài trong mô đun | Thời gian | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | ||
1 | Bài 1: Nghiên cứu về máy tính và các thiết bị ngoại vi | 4 | 4 | 0 | 0 |
2 | Bài 2: Lắp ráp máy tính | 18 | 2 | 15 | 1 |
3 | Bài 3: Thiết lập thông tin trong BIOS | 5 | 1 | 4 | 0 |
4 | Bài 4: Cài đặt phần mềm | 24 | 3 | 20 | 1 |
5 | Bài 5: Cài đặt nâng cao | 13 | 3 | 10 | 0 |
6 | Bài 6: Bảo trì máy tính | 11 | 1 | 9 | 1 |
Tổng cộng | 75 | 14 | 58 | 3 |
*Thời gian kiểm tra: 3 giờ thực hành.
- Nội dung chi tiết:
Bài 1. Nghiên cứu về máy tính và các thiết bị ngoại vi Thời gian: 04 giờ
Mục tiêu:
- Biết những linh kiện, thiết bị phần cứng máy tính;
- Hiểu tính năng, tác dụng của các thiết bị phần cứng;
- Biết một số loại phần mềm thông dụng;
- Chủ động tìm hiểu các tính năng của các thiết bị, linh kiện máy tính và các phần mềm thông dụng.
1. | Giới thiệu các linh kiện, thiết bị máy tính | |
2. | Bản mạch chính (MainBoard) | |
3. | Bộ vi xử lý (CPU) | |
4. | Pin CMOS | |
5. | Bộ nhớ RAM | |
6. | BIOS | |
7. | Vỏ máy tính (Case) | |
8. | Bộ nguồn | |
9. | Card mở rộng | |
10. | Thiết bị lưu trữ | |
11. | Thiết bị nhập | |
12. | Thiết bị xuất | |
13. | Phần mềm máy tính |
Bài 2. Lắp ráp máy tính Thời gian: 18 giờ
Mục tiêu:
- Biết qui trình lắp ráp các linh kiện phần cứng thành một chiếc máy tính hoàn chỉnh;
- Lắp ráp được một chiếc máy tính hoàn chỉnh;
- Kiểm tra các khâu lắp ráp trước khi vận hành.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
1. | Chuẩn bị dụng cụ và linh kiện, thiết bị | |
2. | Qui trình lắp ráp | |
3. | Lắp các thiết bị lên mainboard | |
4. | Lắp mainboard vào Case | |
5. | Lắp các linh kiện khác vào các khe mở rộng rên mainboard | |
6. | Nối các giao tiếp giữa mainboard, nguồn, thiết bị lưu trữ vào Case | |
7. | Kiểm tra các khâu lắp ráp trước khi bật máy | |
* | Kiểm tra |
Bài 3. Thiết lập thông tin trong BIOS Thời gian:5 giờ
Mục tiêu:
- Biết khai báo các thông số phù hợp trong BIOS cho các thiết bị;
- Thiết lập được một số tính năng cao cấp khác trong BIOS phục vụ cho mục đích quản lý và cài đặt hệ điều hành như mật khẩu, bật máy tính từ xa, khởi động từ ổ đĩa CD/DVD.
- Rèn luyện tính chính xác, khoa học, nghiêm túc.
1. | Thiết lập các thông số cơ bản | |
2. | Cài đặt mật khẩu Supervisor, mật khẩu User | |
3. | Một số tính năng nâng cao khác |
Bài 4. Cài đặt phần mềm Thời gian:24 giờ
Mục tiêu:
- Biết cách chia ổ cứng bằng các phần mềm như Partition wizard, Paragon, Acronis;
- Biết tìm kiếm chương trình điều khiển cho các thiết bị trên Internet;
- Cài đặt thành thạo hệ điều hành Windows;
- Cài đặt được chương trình điều khiển cho các thiết bị sau khi cài xong hệ điều hành;
- Cài đặt được các phần mềm ứng dụng thông dụng vào máy tính;
- Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo, linh hoạt trong quá trình cài đặt phần mềm.
1. | Chia ổ cứng | |
1.1. | Chia ổ cứng bằng phần mềm EASEUS Partition Master | |
1.2. | Chia ổ cứng bằng phần mềm Paragon | |
1.3. | Chia ổ cứng bằng phần mềm Acronis | |
2. | Cài đặt hệ điều hành Windows | |
2.1. | Cài đặt hệ điều hành từ đĩa DVD | |
2.2. | Cài đặt hệ điều hành từ ổ cứng hoặc USB | |
3. | Cài đặt chương trình điều khiển | |
3.1. | Cài chương trình điều khiển trên đĩa CD/DVD có sẵn | |
3.2. | Tìm kiếm chương trình điều khiển trên Internet | |
4. | Cài đặt các phần mềm thông dụng | |
* | Kiểm tra |
Bài 5. Cài đặt nâng cao Thời gian: 13 giờ
Mục tiêu:
- Cài đặt được các phần mềm diệt virus;
- Cài đặt và sử dụng được chương trình đóng băng ổ cứng.
- Sao lưu, phục hồi hệ thống khi gặp sự cố.
- Cài đặt và sử dụng máy ảo.
- Cài đặt, cấu hình mạng;
- Chia sẻ và sử dụng tài nguyên trên mạng LAN;
- Hạn chế được một số quyền trên Windows thông qua cấp tài khoản truy cập;
- Cài đặt được nhiều hệ điều hành trên một máy tính.
- Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo, linh hoạt trong quá trình cài đặt phần mềm.
1. | Cài đặt phần mềm diệt virus | |
2. | Thiết lập mạng | |
2.1. | Đặt tên máy, tên nhóm | |
2.2. | Gán địa chỉ IP tĩnh | |
2.3. | Chia sẻ tài nguyên trong mạng | |
2.4. | Hạn chế quyền truy cập hệ thống | |
2.5. | Cấp Account với quyền Limited | |
2.6. | Hạn chế quyền với các thiết lập trong Registry | |
3. | Reset mật khẩu trong BIOS và trên Windows | |
3.1. | Reset mật khẩu BIOS bằng phần mềm và jumper | |
3.2. | Reset mật khẩu Windows bằng tiện ích trên đĩa Hiren’s Boot | |
4. | Cài đặt và cấu hình chương trình đóng băng ổ cứng DeepFreeze | |
4.1 | Cài đặt và cấu hình chương trình đóng băng ổ cứng DeepFreeze | |
4.2. | Sử dụng chương trình đóng băng ổ cứng DeepFreeze | |
5. | Sao lưu và phục hồi dữ liệu với phần mềm Ghost | |
6. | Cài đặt và sử dụng máy ảo với phần mềm VMware | |
6.1. | Cài đặt và cấu hình máy ảo với phần mềm VMware | |
6.2. | Sử dụng máy ảo trong VMware |
Bài 6. Bảo trì máy tính Thời gian: 11 giờ
Mục tiêu:
- Bảo trì máy tính, vệ sinh công nghiệp các linh kiện máy tính;
- Dọn dẹp ổ đĩa cứng, chống phân mảnh ổ đĩa cứng,…;
- Khắc phục sự cố máy tính;
- Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo, linh hoạt trong quá trình cài đặt phần mềm.
1. | Dọn dẹp ổ đĩa cứng, chống phân mảnh | |
2. | Bảo trì các thiết bị phần cứng | |
3. | Các thông báo lỗi và cách khắc phục | |
4. | Vệ sinh an toàn lao động | |
5. | Kiểm tra |
- ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng
- Tủ để bảo quản linh kiện, thiết bị. Bàn để lắp ráp có nguồn điện an toàn.
- Trang thiết bị máy móc.
- Dụng cụ và trang thiết bị: Máy tính, máy chiếu Projector, các linh kiện, thiết bị máy tính, đồng hồ đo kiểm tra linh kiện …
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Vật liệu, học liệu: Giáo trình, tài liệu Lắp ráp và bảo trì máy tính, tài liệu tham khảo. Đề cương, giáo án, bài giảng mô đun, tài liệu phát tay và các tài liệu liên quan khác. Ngân hàng câu hỏi, trắc nghiệm, bài tập môn Lắp ráp và bảo trì máy tính.
– Dụng cụ: các linh kiện hỏng qua các dòng thiết bị.
- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
- Nội dung
- Kiến thức:
- Kiểm tra thực hành với các nội dung đã học có liên hệ với thực tiễn;
- Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra thực hành (sản phẩm trên máy tính);
- Đánh giá cuối mô đun: Kiểm tra theo hình thức: Vấn đáp hoặc thực hành (trên máy tính).
- Kỹ năng:
- Lắp ráp các linh kiện thành một chiếc máy tính hoàn chỉnh;
- Thiết lập các thông số phù hợp trong BIOS;
- Chia ổ cứng thành thạo;
- Cài đặt các phần mềm ứng dụng;
- Khắc phục sự cố máy tính;
- Kiểm tra lỗi và đưa ra phương án xử lý.
- Thái độ: đánh giá ý thức, tổ chức, chấp hành nội quy học tập, tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
- Phương pháp
- Phương pháp đánh giá:
- Trắc nghiệm hoặc thực hành;
- So sánh với bài tập, yêu cầu trước.
- Công cụ đánh giá:
- Trên máy tính và các thiết bị;
- Trên các phần mềm ứng dụng;
- Thông qua xử lý sự cố.
- Thái độ: Đánh giá bằng số giờ tham gia học tập môn học, ý thức chấp hành nội quy học tập và các quy định về an toàn lao động.
- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Phạm vi áp dụng chương trình mô đun:
- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho học viên Sơ cấp công nghệ thông tin. Tổng thời gian thực hiện mô đun là 60 giờ, giáo viên giảng các tiết lý thuyết kết hợp với thực hành đan xen.
- Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
- Hình thức giảng dạy chính của mô đun: Lý thuyết trên phòng thực hành kết hợp với thực hành và thảo luận nhóm;
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Những trọng tâm chương trình mô đun cần chú ý:
- Bài 2: Lắp ráp máy tính
- Bài 4: Cài đặt phần mềm
- Bài 6: Bảo trì máy tính
- Tài liệu cần tham khảo:
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ VĂN PHÒNG
Mã mô đun: MĐ 06
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ VĂN PHÒNG
Mã mô đun: MĐ 06
Thời gian mô đun: 45giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 28 giờ, kiểm tra: 3 giờ)
- VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí của mô đun: Mô-đun này cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng sử dụng một số thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, máy photocopy, máy quét, máy chụp ảnh, camera quan sát, máy fax và điện thoại bàn, máy chiếu.
- Tính chất của mô đun: là mô đun thực hành cung cấp cho người học các kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng.
- MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Hiểu được nguyên lý hoạt động cơ bản của các thiết bị văn phòng
- Sử dụng được các thiết bị văn phòng thông thường
- Khắc phục được một số sự cố cơ bản thường gặp khi sử dụng thiết bị văn phòng
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
- Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT |
Tên các bài trong mô đun | Thời gian | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra* | ||
1 | Máy in | 7 | 2 | 4 | 1 |
2 | Máy photocopy, máy quét, máy fax | 15 | 4 | 10 | 1 |
3 | Máy chiếu | 4 | 2 | 2 | 0 |
4 | Điện thoại bàn | 1 | 1 | 0 | 0 |
5 | Máy chụp ảnh | 11 | 2 | 8 | 1 |
6 | Camera quan sát | 7 | 3 | 4 | 0 |
Tổng cộng | 45 | 14 | 28 | 3 |
* Thời gian kiểm tra: 3 giờ thực hành
- Nội dung chi tiết:
Bài 1: Máy in Thời gian: 7 giờ
Mục tiêu của bài:
- Phân biệt được một số dòng máy in thông dụng;
- Hiểu được đặc trưng, nguyên lý hoạt động của một số dòng máy in thông dụng;
- Sử dụng được các chức năng của máy in;
- Khắc phục được một số sự cố thường gặp.
- Đặc trưng, nguyên lý hoạt động của một số dòng máy in thông dụng
- Sử dụng máy in
- Khắc phục một số sự cố thường gặp
* Kiểm tra
Bài 2: Máy photocopy, máy quét, máy fax Thời gian: 15 giờ
Mục tiêu của bài:
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của máy photocopy, máy quét, máy fax;
- Sử dụng được các chức năng của máy photocopy, máy quét, máy fax;
- Khắc phục được một số sự cố thường gặp.
- Nguyên lý hoạt động của máy photocopy, máy quét, máy fax
- Sử dụng máy photocopy, máy quét, máy fax
- Khắc phục một số sự cố thường gặp
* Kiểm tra
Bài 3: Máy chiếu Thời gian: 4giờ
Mục tiêu của bài:
- Hiểu được đặc trưng, nguyên lý hoạt động của một số dòng máy chiếu thông dụng;
- Sử dụng được các chức năng của máy chiếu;
- Khắc phục được một số sự cố thường gặp.
- Đặc trưng, nguyên lý hoạt động của một số dòng máy chiếu thông dụng
- Sử dụng máy chiếu
* Kiểm tra
Bài 4: Điện thoại bàn Thời gian: 1 giờ
Mục tiêu của bài:
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của điện thoại bàn thông dụng và mạng điện thoại tổng đài cho doanh nghiệp;
- Sử dụng được điện thoại trong mạng điện thoại tổng đài.
- Mô hình điện thoại tổng đài cho doanh nghiệp
- Sử dụng điện thoại trong doanh nghiệp
Bài 5: Máy chụp ảnh Thời gian: 11giờ
Mục tiêu của bài:
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của máy chụp ảnh phổ thông;
- Sử dụng được máy chụp ảnh phổ thông;
- Áp dụng được một số bố cục đơn giản để có ảnh chụp đẹp.
- Nguyên lý hoạt động của máy chụp ảnh phổ thông
- Sử dụng máy chụp ảnh phổ thông
* Kiểm tra
Bài 6: Camera quan sát Thời gian: 7 giờ
Mục tiêu của bài:
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của camera quan sát;
- Sử dụng được camera quan sát.
- Nguyên lý hoạt động của camera quan sát
- Sử dụng camera quan sát
- ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng
- Phòng thực hành đạt chuẩn an toàn môi trường vệ sinh lao động.
- Có máy tính cho giáo viên, có máy chiếu, bảng.
- Có máy tính thực hành cho sinh viên, tối đa 2 sinh viên / máy tính.
- Có mạng điện thoại tổng đài, có đường điện thoại, có đường truyền fax.
- Trang thiết bị máy móc
- Máy tính có cấu hình tối thiểu: CPU 2GHz, RAM 1GB, ổ đĩa cứng trống ít nhất 500MB, có kết nối mạng nội bộ và internet, có cài phần mềm Microsoft Office (hoặc phần mềm văn phòng tương đương), có cài phần mềm xử lý hình ảnh.
- Máy in laser, máy in phun, máy in kim, máy in ảnh; máy in có kết nối LPT1 hoặc USB, máy in có kết nối mạng cục bộ.
- Máy chiếu để bàn, máy chiếu treo trần, máy chiếu qua đầu (máy chiếu phim trong); máy chiếu có cổng kết nối VGA, máy chiếu có cổng kết nối HDMI, máy chiếu có kết nối không dây.
- Máy photocopy.
- Máy quét.
- Máy fax.
- Máy ảnh dùng phim, máy ảnh dùng bộ nhớ lưu trữ.
- Bộ chia tách tín hiệu VGA và cáp kết nối.
- Cáp kết nối HDMI, VGA cho máy chiếu.
- Hệ thống điện thoại tổng đài.
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu phát tay.
- Bút viết bảng, phấn viết bảng.
- Giấy A4-A3, mực dùng cho máy photocopy.
- Giấy A4-A3, mực dùng cho máy in laser, máy in phun.
- Giấy A4-A3, giấy cuộn, mực dùng cho máy in kim.
- Giấy A4-A3, mực dùng cho máy in ảnh.
- Phim dùng cho máy ảnh dùng phim.
- Phim trong dùng cho máy chiếu qua đầu.
- Khác
- Trình điều khiển cho các thiết bị.
- Phần mềm điều khiển cho camera quan sát.
- Hướng dẫn cài đặt và sử dụng (catalog) của các thiết bị.
- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
- Nội dung
- Về kiến thức:
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của thiết bị;
- Nắm vững quy trình sử dụng, thao tác sử dụng.
- Về kỹ năng:
- Sử dụng được thiết bị văn phòng đúng yêu cầu;
- Khắc phục được một số sự cố thường gặp khi sử dụng thiết bị văn phòng;
- Thái độ: đánh giá ý thức, tổ chức, chấp hành nội quy học tập, tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
- Phương pháp
- Thực hành trực tiếp trên thiết bị văn phòng.
- Thái độ: Đánh giá bằng số giờ tham gia học tập môn học, ý thức chấp hành nội quy học tập và các quy định về an toàn lao động.
- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Phạm vi áp dụng chương trình mô đun:
- Chương trình môđun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Sơ cấp công nghệ thông tin
- Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
- Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên các loại thiết bị văn phòng, làm mẫu cho sinh viên, từng sinh viên phải sử dụng được thiết bị.
- Những trọng tâm chương trình mô đun cần chú ý:
- Bài 1: Máy in
- Bài 2: Máy photocopy, máy quét, máy fax
- Bài 3: Máy chiếu
- Bài 5: Máy chụp ảnh
- Tài liệu cần tham khảo: