SƠ CẤP ĐIỀU DƯỠNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo quyết định số 155/QĐ-TCCN-YKTW ngày 20 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ – Y khoa Trung ương)

 

  1. Tên nghề đào tạo: Điều dưỡng

Trình độ đào tạo: Trình độ sơ cấp

  1. Đối tượng tuyển sinh: Người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề

Số lượng mô đun: 9

  1. Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo

3.1. Mô tả về khóa học

Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp Điều dưỡng cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về: Giải phẫu, sinh lý người, kiến thức cơ bản về các bệnh thường gặp, những đặc điểm, sinh lý và các bệnh thường gặp ở người cao tuổi.Thực hiện được các quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh nội khoa; ngoại khoa của người cao tuổi; thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân theo pháp luật và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

Chức danh sau khi hoàn thành khóa học: Chứng chỉ sơ cấp bậc 2 (sơ cấp II)

3.2. Mục tiêu đào tạo

3.2.1. Mục tiêu chung/Mục tiêu tổng quan:

– Đào tạo nhân viên điều dưỡng có kiến thức, có kỹ năng cơ bản để thực hiện việc CSSK cho người bệnh tại gia đình và cộng đồng.

– Người học có phẩm chất đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có đủ SK và tận tâm với nghề.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể:

  1. Về kiến thức:

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về GP,SL và chức năng của cơ thể con người.

– Trình bày được triệu chứng của các bệnh Nôi, Ngoại khoa thường gặp.

– Trình bày được triệu chứng của những bệnh thường gặp ở người già.

  1. Về kỹ năng:

Thực hiện được các quy trình kỹ thuật cơ bản về chăm sóc SK cho người bệnh, người già.

– Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, các tai biến có thể xảy ra và xử trí bước đầu tại gia đình hoặc cộng đồng trước khi chuyển đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh.

– Tư vấn, giáo dục SK cho người bệnh, cho gia đình người bệnh và cho cộng đồng.

  1. Thái độ/Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

Thưc hành nghề nghiệp theo Luật pháp và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

– Yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.

– Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề CSSK.

– Khiêm tốn, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

  1. Danh mục số lượng và thời lượng các mô đun:

 

 

mô đun

Tên Mô-đun  

Số tín chỉ

 

 

Tổng số giờ

 

 

Lý thuyết

 

 

Thực hành/giờ

 

 

Kiểm tra

 

MĐ01 Đại cương về giải phẫu sinh lý người 2 45 14 29 2
MĐ02 Các kỹ thuật chăm sóc cơ bản 2 45 14 29 2
MĐ03 Dinh dưỡng – Tiết chế 2 45 14 29 2
MĐ04 Chăm sóc người bệnh nội khoa 2 45 14 29 2
MĐ05 Chăm sóc người bệnh ngoại khoa 2 45 14 29 2
MĐ06 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 3 60 29 28 3
MĐ 07 Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình 4 105 28 73 4
MĐ08 Truyền thông giáo dục sức khỏe 2 45 14 29 2
MĐ09 Thực tập tốt nghiệp 5 225 225
MĐ 10 Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và phòng chống HIV 0 8 3.5 4.5 0
  Tổng 24 668 144.5 504.5 19
  1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tay nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm:

5.1. Khối lượng kiến thức :

– Mỗi học sinh phải tham gia thực học tối thiểu từ 70% số giờ của mỗi Mô-đun.

– Tích lũy được những kiến thức cơ bản đề ra trong mục tiêu đào tạo của từng Mô-đun.

– Điểm tổng kết Mô-đun phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.

5.2. Kỹ năng tay nghề:

– Mỗi học sinh phải tham gia thực học tối thiểu từ 80% số giờ thực hành của mỗi Mô-đun.

– Có tinh thần học tập để nâng cao kỹ năng tay nghề.

5.3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

 Thực hành nghề nghiệp có tinh thần trách nhiệm, tuân thủ  theo Luật pháp và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

–  Có năng lực thực hiện nghề, yêu nghề.

  1. Thời gian khóa học:

6.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

*  Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian đào tạo: 03 tháng

– Thời gian học tập: 12  tuần

– Thời gian thực học tối thiểu: 660 giờ

– Trong đó thời gian ôn, kiểm tra hết môn: 19 giờ

  1. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

– Thời gian học các mô đun: 668 giờ

– Thời gian học lý thuyết: 144.5 giờ

– Thời gian học thực hành: 504.5 giờ

– Thời gian kiểm tra: 19 giờ

  1. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

7.1. Quy trình đào tạo:

– Thời điểm bắt đầu thực hiên : Ngay sau khi hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh.

– Các Mô-đun lý thuyết:Thực hiên theo trình tự các Mô-đun trong khung chương trình. Địa điểm học tại các phòng học lý thuyết của trường.

– Các Mô-đun thực hành: Chia nhóm 15-20 HS/nhóm. Học tại bệnh viện.

7.2. Điều kiện tốt nghiệp:

Thực hiện theo Thông tư 42/2015/TT – LĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 và Thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

  1. Phương pháp đánh giá và thang điểm đánh giá:

8.1.Phương pháp đánh gía:

Đánh giá kết quả học tập trong đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo cách thức kết hợp chấm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và kiểm tra kết thúc từng mô – đun. Điểm mô – đun bao gồm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học (bao gồm điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và điểm kiểm tra đánh giá định kỳ) và điểm kiểm tra kết thúc mô – đun.

8.1.1. Đánh giá Mô-đun lý thuyết:

Là đánh giá kiến thức cơ bản về lý thuyết mà người học tích lũy được. Mỗi Mô-đun phải đảm bảo có:

– 01 bài kiểm tra thường xuyên thời lượng từ 15 đến 30 phút bằng hình thức kiểm tra miệng hay viết (Tự luận, trắc nghiệm)

– 01 bài  kiểm tra định kỳ từ 30-45 phút bằng hình thức viết (Tự luận hay trắc nghiệm)

8.1.2. Đánh giá Mô-đun thực hành:

– Là đánh giá kỹ năng tay nghề mà người học tích lũy được trong quá trình học thực hành tại trường.

– Hình thức đánh giá: Người học phải thực hiện một quy trình kỹ thuật về Hộ sinh có trong mục tiêu đào tạo của Mô-đun.

8.1.3. Đánh giá kết thúc Mô-đun:

Kết thúc Mô-đun, mỗi người học phải làm bài thi bằng hình thức : Viết/Vấn đáp+thực hành.

8.1.4. Đánh giá kết thúc khóa học:

Sau khi kết thúc khóa học, người học phải đủ điều kiện mới được xét công nhận tốt nghiệp.

8.2. Thang điểm đánh gía:

8.2.1 Thang điểm đánh giá Mô-đun:

Điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số.

  • Điểm kiểm tra thường xuyên được tính hệ số 1
  • Điểm kiểm tra định kỳ được tính hệ số 2.
  • Điểm kết thúc Mô-đun: Là trung bình các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc mô-đun có trọng số là 0,4 và 0,6.

8.2.2.Thang điểm đánh giá kết thúc khóa học

Kết quả toàn khóa học được đánh giá theo số mô – đun được tích lũy. Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nếu tích lũy đủ số mô – đun theo quy định sẽ được đãnh giá điểm kết thúc khóa học, gọi là :Điểm tổng kết khóa học

Điểm tổng kết khoá học của người học trình độ sơ cấp được tính theo công thức sau:

             n                                 
      å  ĐiTKM
ĐTKKH  =            i=1                            
              N

Trong đó:

– ĐTKKH:         Điểm tổng kết khoá học

– ĐiTKM:         Điểm tổng kết mô – đun, tín chỉ thứ i

– n:                Số lượng các mô – đun, tín chỉ đào tạo.

8.2.3.Thang điểm kết xếp loại tốt nghiệp:

  – Người học trình độ sơ cấp được công nhận tốt nghiệp khi có điểm tổng kết khóa học được tính theo quy định tại theo thông tư số:42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là từ 5,0 điểm trở lên.

–  Các mức thang điểm xếp loại tốt nghiệp được quy định như sau:

– Loại xuất sắc có điểm tổng kết khóa học từ 9,0 đến 10;

– Loại giỏi có tổng kết khóa học từ 8,0 đến dưới 9,0;

– Loại khá có điểm tổng kết khóa học từ 7,0 đến dưới 8,0;

– Loại trung bình khá có điểm tổng kết khóa học từ 6,0 đến dưới 7,0;

– Loại trung bình có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 đến dưới 6,0.

Các mức xếp loại tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá của học sinh sẽ bị giảm đi một mức nếu học sinh bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học hoặc có một mô – đun trở lên trong khóa học phải thi lại, học lại.

  1. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề: Điều dưỡng được xây dựng và thực hiện tổ chức đào tạo theo Thông tư 42/2015/TT – LĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015, Thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp. Cụ thể như sau:

Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ cho người học theo đúng quy định.

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người học sẽ được cấp Chứng chỉ sơ cấp bậc 2 ngành Điều dưỡng.

 

  HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

ThS. Trần Văn Thẩm