CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 67/QĐ-TCCN-YKTW ngày 30 tháng 11 năm 2020
của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ – Y khoa Trung ương)
- Tên nghề: Tiếng Hàn Quốc
Trình độ đào tạo: Sơ cấp
- Đối tượng tuyển sinh: người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề
Số lượng mô đun, mô đun: 07
- Mô tả khóa học và mục tiêu đào tạo
3.1.Mô tả về khóa học
Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp Tiếng Hàn Quốc cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về văn hóa, ngôn ngữ Hàn Quốc. Sau khi hoàn thành khóa học này trình độ Tiếng Hàn Quốc của người học sẽ đạt trình độ năng lực tương đương bậc TOPIK 1.
- Mục tiêu đào tạo
3.2.1. Mục tiêu chung/Mục tiêu tổng quan:
– Đào tạo kiến thức cơ bản để đạt trình độ TOPIK 1
– Học viên sau khi tốt nghiệp có phẩm chất đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật tốt..
3.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Về kiến thức:
- Hiểu được nội dung chính của các đoạn hội thoại về các chủ đề gần gũi với cuộc sống hoặc các cuộc hội thoại tự do với những người xung quanh. Hội thoại được về những chủ đề gần gũi trong cuộc sống.
- Đọc hiểu được nội dung câu truyện ngắn, bưu thiếp, email, những thông tin cần thiết, bảng thông báo. Viết được một cách đơn giản về chủ đề gần gũi với cuộc sống, về kế hoạch, ý kiến bản thân.
- Về kỹ năng
+ Nghe hiểu để ghi nhận và chuyển tiếp thông tin đơn giản rõ ràng về các chủ đề liên quan tới cuộc sống, học tập và làm việc trong môi trường giao tiếp trực tiếp, làm việc nhóm,… và việc học tập hằng ngày.
+ Giao tiếp, trao đổi thông tin, trình bày ý kiến về các vấn đề xã hội, gia đình.
- Thái độ/Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
+ Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển đổi thông tin theo yêu cầu.
+ Nghiêm túc, sáng tạo, chịu khó học hỏi.
- Danh mục số lượng và thời lượng các mô đun:
Mã
MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Số tín chỉ |
Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||||
MĐ 01 | Ngữ âm | 2 | 30 | 14 | 29 | 2 |
MĐ 02 | Từ vựng Tiếng Hàn Quốc | 2 | 30 | 14 | 29 | 2 |
MĐ 03 | Tiếng Hàn Quốc đọc | 3 | 75 | 14 | 59 | 2 |
MĐ 04 | Tiếng Hàn Quốc nghe | 3 | 75 | 14 | 59 | 2 |
MĐ 05 | Tiếng Hàn Quốc nói | 3 | 75 | 14 | 59 | 2 |
MĐ 06 | Tiếng Hàn Quốc viết | 3 | 75 | 14 | 59 | 2 |
MĐ 07 | Thực tập | 2 | 90 | 0 | 90 | BC |
Tổng số | 18 | 450 | 84 | 384 | 12 |
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng tay nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm:
5.1. Khối lượng kiến thức :
– Mỗi học sinh phải tham gia thực học tối thiểu từ 70% số giờ của mỗi Mô-đun.
– Tích lũy được những kiến thức cơ bản đề ra trong mục tiêu đào tạo của từng Mô-đun.
– Điểm tổng kết Mô-đun phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.
5.2. Kỹ năng tay nghề:
– Mỗi học sinh phải tham gia thực học tối thiểu từ 80% số giờ thực hành của mỗi Mô-đun.
– Có tinh thần học tập để nâng cao kỹ năng tay nghề.
5.3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
– Thực hành nghề nghiệp có tinh thần trách nhiệm, tuân thủ theo Luật pháp và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
– Có năng lực thực hiện nghề, yêu nghề.
- Thời gian khóa học:
6.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
* Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian đào tạo: 3 tháng
– Thời gian học tập: 12 tuần
– Thời gian thực học tối thiểu: 450 giờ
– Trong đó thời gian ôn, kiểm tra hết môn: 12 giờ
- Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
– Thời gian học các mô đun: 450 giờ
– Thời gian học lý thuyết: 84 giờ
– Thời gian học thực hành: 384 giờ
– Thời gian kiểm tra: 12 giờ
- Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
7.1. Quy trình đào tạo:
– Thời điểm bắt đầu thực hiên : Ngay sau khi hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh.
– Các Mô-đun lý thuyết:Thực hiên theo trình tự các Mô-đun trong khung chương trình. Địa điểm học tại các phòng học lý thuyết của trường.
– Các Mô-đun thực hành: Chia nhóm 15-20 HS/nhóm. Học tại các phòng thực hành của trường.
7.2. Điều kiện tốt nghiệp:
Thực hiện theo Thông tư 42/2015/TT – LĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 và Thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.
- Phương pháp đánh giá và thang điểm đánh giá:
8.1.Phương pháp đánh gía:
Đánh giá kết quả học tập trong đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện theo cách thức kết hợp chấm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và kiểm tra kết thúc từng mô – đun. Điểm mô – đun bao gồm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học (bao gồm điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và điểm kiểm tra đánh giá định kỳ) và điểm kiểm tra kết thúc mô – đun.
8.1.1. Đánh giá Mô-đun lý thuyết:
Là đánh giá kiến thức cơ bản về lý thuyết mà người học tích lũy được. Mỗi Mô-đun phải đảm bảo có:
– 01 bài kiểm tra thường xuyên thời lượng từ 15 đến 30 phút bằng hình thức kiểm tra miệng hay viết (Tự luận, trắc nghiệm)
– 01 bài kiểm tra định kỳ từ 30-45 phút bằng hình thức viết (Tự luận hay trắc nghiệm)
8.1.2. Đánh giá Mô-đun thực hành:
– Là đánh giá kỹ năng tay nghề mà người học tích lũy được trong quá trình học thực hành tại trường.
– Hình thức đánh giá: Người học phải thực hiện một quy trình kỹ thuật về Tiếng Hàn Quốccó trong mục tiêu đào tạo của Mô-đun.
8.1.3. Đánh giá kết thúc Mô-đun:
Kết thúc Mô-đun, mỗi người học phải làm bài thi bằng hình thức : Viết/Vấn đáp+thực hành.
– Trả lời 02 câu hỏi mà nội dung có trong chương trình đào tạo do cán bộ chấm thi đặt ra.
8.1.4. Đánh giá kết thúc khóa học:
Sau khi kết thúc khóa học, người học phải đủ điều kiện mới được xét công nhận tốt nghiệp.
8.2. Thang điểm đánh gía:
8.2.1 Thang điểm đánh giá Mô-đun:
Điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số.
- Điểm kiểm tra thường xuyên được tính hệ số 1
- Điểm kiểm tra định kỳ được tính hệ số 2.
- Điểm kết thúc Mô-đun: Là trung bình các điểm kiểm tra và điểm thi kết thúc mô-đun có trọng số là 0,4 và 0,6.
8.2.2.Thang điểm đánh giá kết thúc khóa học
Kết quả toàn khóa học được đánh giá theo số mô – đun được tích lũy. Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nếu tích lũy đủ số mô – đun theo quy định sẽ được đãnh giá điểm kết thúc khóa học, gọi là :Điểm tổng kết khóa học
Điểm tổng kết khoá học của người học trình độ sơ cấp được tính theo công thức sau:
n | |
å ĐiTKM | |
ĐTKKH = | i=1 |
N |
Trong đó:
– ĐTKKH: Điểm tổng kết khoá học
– ĐiTKM: Điểm tổng kết mô – đun, tín chỉ thứ i
– n: Số lượng các mô – đun, tín chỉ đào tạo.
8.2.3.Thang điểm kết xếp loại tốt nghiệp:
– Người học trình độ sơ cấp được công nhận tốt nghiệp khi có điểm tổng kết khóa học được tính theo quy định tại theo thông tư số:42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là từ 5,0 điểm trở lên.
– Các mức thang điểm xếp loại tốt nghiệp được quy định như sau:
– Loại xuất sắc có điểm tổng kết khóa học từ 9,0 đến 10;
– Loại giỏi có tổng kết khóa học từ 8,0 đến dưới 9,0;
– Loại khá có điểm tổng kết khóa học từ 7,0 đến dưới 8,0;
– Loại trung bình khá có điểm tổng kết khóa học từ 6,0 đến dưới 7,0;
– Loại trung bình có điểm tổng kết khóa học từ 5,0 đến dưới 6,0.
Các mức xếp loại tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá của học sinh sẽ bị giảm đi một mức nếu học sinh bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học hoặc có một mô – đun trở lên trong khóa học phải thi lại, học lại.
- Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề: Tiếng Hàn Quốc được xây dựng và thực hiện tổ chức đào tạo theo Thông tư 42/2015/TT – LĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015, Thông tư 34/2018/TT- BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp. Cụ thể như sau:
– Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ cho người học theo đúng quy định.
Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người học sẽ được cấp Chứng chỉ sơ cấp: Tiếng Hàn Quốc.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký) ThS. Trần Văn Thẩm
|