TRUNG CẤP TIẾNG NHẬT

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số 64/QĐ-TCCN-YKTW, ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ – Y khoa Trung Ương)

 

Tên ngành, nghề:           Tiếng Nhật

Mã ngành, nghề:           5220212

Trình độ đào tạo:           Trung cấp

Hình thức đào tạo:         Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Thời gian đào tạo:

Người học tốt nghiệp THCS hoặc tương đương phải tích lũy đủ 19 môn học, môđun và các môn văn hóa bổ trợ hoặc 2,5 năm.

Người học tốt nghiệp THPT hoặc tương đương phải tích lúy đủ 19 môn học, môđun hoặc 54 tín chỉ hoặc 1,5 năm (không phải họ các môn văn  hóa bổ trợ).

1.               Mục tiêu đào tạo

  • Mục tiêu chung:

Ngành Tiếng Nhật trình độ Trung cấp được định hướng theo chuyên ngành tiếng Nhật tổng hợp ứng dụng, đặt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, đạo đức, tác phong chuyên nghiệp, có năng lực tiếng Nhật đạt chuẩn quốc tế và sử dụng tiếng Nhật tốt tại các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội, tích hợp các kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc viết theo định hướng tiếng Nhật tổng hợp dựa trên chương trình đào tạo ở trình độ năng lực tiếng Nhật Bản cấp độ 3 (tương đương năng lực tiếng Nhật Bản quốc tế JLPT N3), và có khả năng học liên thông lên bậc Đại học.

  • Mục tiêu cụ thể:
    • Kiến thức:
  • Vận dụng được những kiến thức về Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình làm việc và cuộc sống. Hiểu, biết và thực hiện tốt các nhiệm vụ về quốc phòng – an ninh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Hiểu được nội dung chính của các đoạn hội thoại về các chủ đề gần gũi với cuộc sống hoặc các cuộc hội thoại tự do với những người xung quanh. Hội thoại được về những chủ đề gần gũi trong cuộc sống
  • Đọc hiểu được nội dung câu truyện ngắn, bưu thiếp, email, những thông tin cần thiết, bảng thông báo. Viết được một cách đơn giản về chủ đề gần gũi với cuộc sống, về kế hoạch, ý kiến bản thân
  • Áp dụng kiến thức tổng quát về các lĩnh vực soạn thảo văn bản, thương mại, du lịch, tiếp thị,. . để làm các công việc văn phòng tại các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ trong và ngoài nước
  • Khái quát hóa được kiến thức về thương mại, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam và Nhật Bản
  • Hoàn tất kiến thức tương đương Chứng chỉ Năng lực Nhật ngữ Quốc tế (JLPT) cấp 3 (N3)
    • Kỹ năng:

+ Nghe:

  • Nghe hiểu để ghi nhận và chuyển tiếp thông tin đơn giản rõ ràng về các chủ đề liên quan tới cuộc sống, học tập và làm việc trong môi trường giao tiếp trực tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, diễn đàn… và việc học tập hằng ngày.
  • Nghe và xác định được ý chính trong các bài nói, cuộc đối thoại, thảo luận thông thường hoặc thương mại về các chủ đề phổ biến.
  • Nghe hiểu được các ý chi tiết trong các bài nói để điền đơn, bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ, ghi chú với các chủ đề liên quan tới việc học tập và công việc.

+ Nói:

  • Giao tiếp, trao đổi thông tin, trình bày ý kiến về các vấn đề xã hội, gia đình và các tình huống thương mại, công sở.
  • Hình thành kỹ năng ứng khẩu có sức thuyết phục, ngắt lời và làm rõ nghĩa, kỹ năng nghe để nắm thông tin, kỹ năng thảo luận nhóm, tham gia diễn đàn và câu lạc bộ.

+ Đọc:

  • Đọc, phân loại, sắp xếp và đánh giá các tài liệu tiếng Nhật thông thường hoặc về thương mại, văn phòng và giao dịch.
  • Đọc hiểu các loại hợp đồng và văn kiện thương mại, thư tín thương mại,
  • Phát triển kỹ năng đọc lướt, đọc lấy thông tin và đưa ra các suy luận hoặc đánh giá.

+ Viết:

  • Soạn thảo các hợp đồng thương mại cơ bản, tài liệu kinh doanh, thư tín thương mại cơ bản, viết email tiếng Nhật, ghi chép trong các buổi họp có sử dụng tiếng Nhật.
  • Viết, so sánh, đối chiếu các biểu đồ, bảng dữ liệu thông thường trong kinh doanh thương mại. Dịch được các tài liệu phổ thông và thương mại cơ bản.
    • Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm
  • Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, hiểu và chấp Hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước và có phẩm chất chính trị trong sáng.
  • Có thái độ tích cực, nghiêm túc và siêng năng. Có ý thức làm việc tự chủ độc lập, đề cao tính hiệu quả và ý thức làm việc theo nhóm, ý thức tận tuỵ công việc, ý thức tự giác trong xử lí, phân tích vấn đề và ý thức cố gắng vươn lên trong học tập và cuộc sống. Có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống và làm việc trong xã hội công nghiệp.
  • Luôn có ý thức học tập, rèn luyện và trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với thay đổi yêu cầu công việc. Tự tin, tư duy năng động.

1.3.              Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp ngành Tiếng Nhật, sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Nhật như Giáo dục, Quản trị bán hàng, Dịch vụ khách hàng, Hành chính, Nhân sự, Tiếp thị, Quảng cáo, Đối ngoại, như: Nhân viên văn phòng; Thư ký; Nhân viên tiếp thị; Nhân viên kinh doanh/Giao dịch viên; Nhân viên chăm sóc khách Hàng; Nhân viên Hành chính; Nhân viên nhân sự; Trợ lý giám đốc

2.               Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

  • Số lượng môn học, mô đun: 19
  • Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 54 tín chỉ – 1426 giờ
  • Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255
  • Khối lượng các môn học bổ trợ: 250 giờ
  • Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1155 giờ
  • Khối lượng lý thuyết (bao gồm cả số giờ kiểm tra): 413 giờ
  • Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1013 giờ

3.               Nội dung chương trình

MH,

Tên môn học, mô đun Tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
 

Tổng

số

Trong đó
Lý     thuyết Thực hành Kiểm          tra
I Các môn học chung 12 255 91 152 12
MH01 Giáo dục chính trị 2 30 15 13 2
MH02 Pháp luật 1 15 9 5 1
MH03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2
MH04 Giáo dục Quốc phòng – An ninh 2 45 18 25 2
MH05 Tin học 2 45 15 29 1
MH06 Ngoại ngữ (tiếng Anh cơ sở) 4 90 30 56 4
II Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc 42 1155 280 852 23
II.1 Các môn học kỹ thuật cơ sở 16 315 170 134 11
MH07 Tiếng Việt thực hành 2 45 15 28 2
MH08 Lịch sử Văn hóa – Xã hội Nhật Bản 2 30 29   1
MH09 Ngữ pháp Tiếng Nhật 1 3 45 43   2
MH10 Ngữ pháp Tiếng Nhật 2 3 45 43   2
MH11 Đọc hiểu Tiếng Nhật 1 3 75 20 53 2
MH12 Đọc hiểu Tiếng Nhật 2 3 75 20 53 2
II.2 Các mô đun chuyên ngành 24 795 95 690 10
MH13 Viết Tiếng Nhật 1 3 75 20 53 2
MH14 Viết Tiếng Nhật 2 3 75 20 53 2
MH15 Nghe – nói tiếng Nhật 1 3 75 20 53 2
MH16 Nghe – nói tiếng Nhật 2 3 75 20 53 2
MH17 Tiếng Nhật thương mại 2 45 15 28 2
MH18 Thực tập và khóa luận tốt nghiệp 10 450   450  
III Tên mô đun tự chọn 2 45 15 28 2
MH19 Tiếng Nhật văn phòng 2 45 15 28 2
MH20 Năng lực tiếng Nhật 2 45 15 28 2
  Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và phòng chống HIV   16 7 9  
Tổng cộng 54 1426 378 1013 35

 

  1. Hướng dẫn sử dụng chương trình
    • Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành để áp dung bao gồm:

Chương trình Giáo dục Quốc phòng và an ninh theo Thông tư số 10/2018/TT- BLĐTBXH, ngày 26 tháng 9 năm 2018;

Chương trình Tin học theo Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 26 tháng 9 năm 2018;

Chương trình Giáo dục thể chất theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 26 tháng 9 năm 2018;

Chương trình Pháp luật theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 26 tháng 9 năm 2018;

Chương trình Giáo dục chính trị theo Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 6 tháng 12 năm 2018;

Chương trình Tiếng Anh theo Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH, ngày 17 tháng 1 năm 2019.

  • Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
  • Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 3 năm 2017 Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ Trung cấp.
  • Ngoài đi thực tế ngành, thực tập tốt nghiệp; mỗi năm học tổ chức từ 1 đến 2 tuần cho sinh viên đi hoạt động ngoại khóa, đi thăm quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các công ty trong lĩnh vực ngành đào tạo
    • Hướng dẫn tổ chức kiểm tra và thi kết thúc môn học, mô đun

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo

  • Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp Đào tạo theo niên chế

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ Trung cấp Tiếng Nhật và có đủ điều kiện sẽ được dự thi tốt nghiệp;

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị, Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp;

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định có liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp Cử nhân thực hành theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017.

  HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Trần Văn Thẩm