TRUNG CẤP KỸ THUẬT VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 156/QĐ-TCCN-YKTW ngày 20 tháng 12 năm 2020

của Hiệu trưởng trường Trung cấp Công nghệ – Y khoa Trung ương)

 

Tên ngành, nghề: Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Mã ngành, nghề: 5720604

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS và tương đương trở lên;

Thời gian đào tạo:

– Người học tốt nghiệp THCS hoặc tương đương phải tích lũy đủ 28 môn học, mô đun và các môn học văn hóa bổ trợ hoặc 3 năm.

– Người học tốt nghiệp THPT hoặc tương đương phải tích lũy đủ 28 môn học, mô đun hoặc 67 tín chỉ hoặc 2 năm (không phải các môn học văn hóa bổ trợ).

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo Kỹ thuật viên vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ngành học ở trình độ cao đẳng; có khả năng phối hợp làm việc, sáng tạo, tự học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1 Kiến thức

– Giải thích các kiến thức cơ bản về giải phẫu sinh lý người, sinh lý bệnh, sinh học di truyền, bệnh học, dược lý, cấp cứu ban đầu vào việc lập kế hoạch chăm sóc điều trị;

– Trình bày được các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;

– Giải thích được những nguyên nhân, triệu chứng trong điều trị vật lý trị liệu hệ tim mạch – hô hấp, hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ -xương, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

– Trình bày được phương pháp vận động trị liệu, qui trình thực hiện lượng giá chức năng hệ vận động, qui trình bảo quản trang thiết bị vật lý trị liệu trong điều trị;

– Phân tích được tác dụng điều trị trong các trường hợp vật lý trị liệu hệ tim mạch – hô hấp, vật lý trị liệu hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ xương, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2 Kỹ năng

– Giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp hiệu quả;

– Thực hiện thành thạo sơ cấp cứu ban đầu;

– Xác định được vị trí giải phẫu cơ – xương – thần kinh trên người bệnh;

– Lượng giá thành thạo chức năng hệ vận động của cơ thể;

– Vận hành thành thạo an toàn và bảo quản tốt các trang thiết bị chuyên ngành Phục hồi chức năng;

– Thực hiện thành thạo các thao tác tập vận động trị liệu, các phương pháp điều trị vật lý trị liệu, vật lý trị liệu hệ tim mạch – hô hấp, vật lý trị liệu hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ xương;

– Áp dụng các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;

– Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh sử dụng thành thạo một số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ trợ trong điều trị;

– Hướng dẫn thành thạo các phương pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

– Xây dựng kế hoạch làm việc theo nhóm và phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch chăm sóc điều trị cho bệnh nhân;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3 Mức độ tự chủ và trách nhiệm

– Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát thực hiện nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

– Chấp hành nhiệm vụ được giao, chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc;

– Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh;

– Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phòng ngừa tàn tật cho người bệnh;

– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và những quy định của nơi làm việc;

– Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh;

– Trung thực, khách quan, thận trọng trong quá trình thực hành nghề nghiệp.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu;

– Phục hồi chức năng về hoạt động trị liệu.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
  • Số lượng môn học, mô đun : 28
  • Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 67 tín chỉ
  • Khối lượng các môn học chung/đại cương : 255 giờ
  • Khối lượng các môn học chuyên môn : 1470 giờ
  • Khối lượng lý thuyết: 551 giờ
  • Khối lượng thực hành: 1115 giờ (trong đó có 312 giờ thực hành ngoài trường)
  1. Nội dung chương trình
Mã MH Tên môn học Số tín chỉ  

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số Trong đó
Lý thuyết TH/ BT/

TL

TTBV Kiểm tra
I. Các môn học chung 12 255 91 152   12
MH 01 Giáo dục chính trị 2 30 15 13   2
MH 02 Pháp luật 1 15 9 5   1
MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24   2
MH 04 Giáo dục quốc phòng – an ninh 2 45 18 25   2
MH 05 Tin học 2 45 15 29   1
MH 06 Ngoại ngữ 4 90 30 56   4
II. Các môn học đào tạo 55 1470 453 643 312 55
II. 1 Các môn học cơ sở ngành 18 390 188 174   20
MH 07 Sinh học và Di truyền 2 30 28     2
MH 08 Giải phẫu – Sinh lý 3 60 15 43   2
MH 09 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 45 15 30   3
MH 10 Dược lý 2 60 15 43   3
MH11 Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu 2 60 15 43   2
MH 12 Y đức 1 15 15     2
MH 13 Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm 2 30 28     2
MH 14 Sinh lý bệnh – Miễn dịch 2 60 28 15   2
MH 15 Bệnh học cơ sở 2 30 29     2
II. 2 Các môn học chuyên ngành 37 1080 265 469 312 35
MH 16 Xoa bóp trị liệu 3 75 30 42   3
MH 17 Thử cơ và đo tầm hoạt động 3 75 30 42   3
MH 18 Vận động trị liệu 3 75 30 42   3
MH 19 Giải phẫu chức năng  hệ vận động và thần kinh 3 75 30 42   3
MH 20 Các phương thức điều trị vật lí trị liệu 3 75 30 42   4
MH 21 Bệnh lý và Vật lý trị liệu hệ cơ – xương 4 120 30 86   4
MH 22 Bệnh lý và Vật lý trị liệu hệ Tim mạch – Hô hấp 3 75 27 45   3
MH 23 Bệnh lý và Vật lý trị liệu hệ Da – Tiêu hóa – Tiết niệu – Sinh dục – Nội tiết 3 60 28 30   2
MH 24 Bệnh lý và Vật lý trị liệu hệ thần kinh cơ 3 75 15 56   4
MH 25 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 2 60 15 42   3
MH 26 Thực tập lâm sàng 1 3 135     132 3
MH 27 Thực tập tốt nghiệp 4 180     180  
  Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và phòng chống HIV   16 7 9    
  Tổng cộng: 67 1741 551 803 312 66

 

  1. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.3. Hướng dẫn sử dụng môn chung

Các môn chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời goan cho các hoạt động ngoại khóa     

Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian chính khóa như sau:

 

STT Nội dung Thời gian
1 Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ, 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2 Văn hóa, văn nghệ:

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ

3 Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả ngày làm việc trong tuần
4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật
5 Tham quan, dã ngoại Mỗi kỳ học 1 lần

 

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

  • Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, bài tập thực hành.
  • Thời gian kiểm tra:
  • Lý thuyết: Không quá 120 phút
  • Thực hành: Không quá 8 giờ/ngày
  • Thời gian kiểm tra của các môn học được tích hợp giữa lý thuyết, thực hành và được tính vào thời gian thực hành.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

STT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
1 Chính trị Viết,trắc nghiệm Không quá 120 phút
2 Lý thuyết tổng hợp Viết

Trắc nghiệm

 

Không quá 180 phút

 

3 Thực hành nghề nghiệp Thực hành Không quá 8h/ngày

4.4. Các chú ý khác

  • Trước khi đi thực tập tại tuyến y tế cơ sở sinh viên được thực hành trên mô hình tại các phòng tiền lâm sàng của nhà trường;
  • Toàn bộ nội dung thực tập cơ sở sinh viên được thực tập tại các trung tâm, bệnh viện tuyến cơ sở, bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương để học sinh được học tập và thực tế trên lâm sàng.
  HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

 

Trần Văn Thẩm