TRUNG CẤP VĂN THƯ HÀNH CHÍNH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 156/QĐ-TCCN-YKTW ngày 20 tháng 12 năm 2020

của Hiệu trưởng trường Trung cấp Công nghệ – Y khoa Trung ương)

 

 

Tên ngành, nghề: Văn thư hành chính

Mã ngành, nghề:  5320301

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo:  Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Người có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên;

Thời gian đào tạo:

– Người học tốt nghiệp THCS hoặc tương đương phải tích luy đủ 25 môn học, mô đun và các môn văn hóa bổ trợ hoặc 2.5 năm.

– Người học tốt nghiệp THPT hoặc tương đương phải tích lũy đủ 25 môn học; mô đun hoặc 59 tín chỉ hoặc 1.5 năm (không phải các môn học văn hóa bổ trợ).

  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Văn thư hành chính được thiết kế để đào tạo cán sự văn thư trình độ trung cấp chuyên nghiệp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Nội dung khóa học bao gồm những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nhà nước, pháp luật; các nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ, thư ký; quản trị văn phòng và người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng-an ninh.

1.2. Muc tiêu cụ thể:

1.2.1. Về kiến thức:

– Trình bày được vị trí, ý nghĩa, tác dụng và nội dung của công tác văn thư, lưu trữ, thư ký và lễ tân trong các cơ quan, tổ chức;

– Liệt kê được các loại văn bản, thẩm quyền ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; quy trình tổ chức quản lý văn bản đến, quy trình quản lý văn bản đi; phương pháp lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; những quy định về quản lý, bảo quản và sử dụng con dấu;

– Mô tả được các quy trình nghiệp vụ lưu trữ, gồm: thu thập và bổ sung tài liệu; phân loại, xác định giá trị tài liệu; tổ chức xây dựng công cụ tra tìm tài liệu; thống kê tài liệu lưu trữ; bảo quản tài liệu lưu trữ; tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ; công bố, xuất bản các ấn phẩm lưu trữ; xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; tiêu hủy tài liệu hết giá trị;

– Xác định chính xác nhiệm vụ của người thư ký, như: lập kế hoạch công tác của cơ quan và các cấp lãnh đạo; chuẩn bị và tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của cơ quan, các cấp lãnh đạo; ghi biên bản; lập hồ sơ công việc;

– Trình bày được nhiệm vụ cơ bản người làm lễ tân, như: lập kế hoạch và tổ

chức đón tiếp và tiễn khách; chuẩn bị cơ sở vật chất, bố trí, sắp xếp phòng họp, hội nghị, hội thảo; chuẩn bị phòng làm việc cho lãnh đạo;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

1.2.2. Về kỹ năng:

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;

– Trình bày được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các đơn vị trực thuộc.

– Mô tả được các quy chế của cơ quan về công tác văn thư.

– Trình bày được các quy chế bảo mật trong cơ quan có liên quan đến công tác văn thư.

– Đánh máy chữ và sử dụng được các phương tiện sao in tài liệu.

– Sử dụng được một số phần mềm tin học văn phòng và phần mềm chuyên dụng  hỗ trợ cho nghề như Word, excel, power point, Team view…

– Phát hiện được những văn bản ban hành thiếu hoặc sai thể thức;

– Vận dụng được phương pháp và kỹ thuật soạn thảo văn bản để soạn thảo một số văn bản về công tác văn thư, hành chính, lưu trữ, thư ký, lễ tân;

– Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, bóc bì, đóng dấu đến, ghi số, ngày đến, đăng ký văn bản đến bằng máy vi tính và bằng sổ, chuyển giao văn bản đến đúng quy định;

– Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản, đóng dấu văn bản, đăng ký văn bản đi bằng máy vi tính và bằng sổ, làm các thủ tục  phát hành văn bản đi đúng quy định;

– Sao và ban hành bản sao văn bản thành thạo theo đúng các bước của quy trình;

– Xác định chính xác hồ sơ cần lập trong cơ quan, đơn vị;

– Lập được hồ sơ công việc, hồ sơ nguyên tắc, hồ sơ nhân sự;

– Hướng dẫn được phương pháp lập hồ sơ;

– Làm thủ tục và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan thành thạo theo đúng quy định;

– Soạn thảo văn bản trên máy vi tính và quản lý văn bản đi, đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng thành thạo;

– Xác định chính xác hồ sơ cần lập trong cơ quan, đơn vị;

– Làm thủ tục và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan đúng quy định;

– Mô tả được thể lệ gửi, nhận công văn, điện tín theo địa chỉ;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

1.2.3. Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm:

– Làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả;

– Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp trong sáng;

– Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tính nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác;

– Có tinh thần tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

1.3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Văn thư;

– Lưu trữ;

– Lễ tân văn phòng;

– Thư ký văn phòng.

  1. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN TỐI THIỂU DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH

– Số lượng môn học, mô đun: 25

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 59 tín chỉ

– Khối lượng các mô đun chung /đại cương:  255 giờ

– Khối lượng các mô đun, mô đun chuyên môn:  660 giờ

– Khối lượng lý thuyết (bao gồm số giờ kiểm tra): 310 giờ

– Khối lượng thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1170 giờ

 

 

3.Nội dung chương trình       

TT Tên học phần Số tín chỉ Tổng Thời gian (giờ)
Lý thuyết Thực hành, thực tập Kiểm
tra
I Các học phần chung 12 255 91 152 12
MH01 Giáo dục chính trị 2 30 15 13 2
MH02 Pháp luật 1 15 9 5 1
MH03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2
MH04 Giáo dục Quốc phòng – An ninh 2 45 18 25 2
MH05 Tin học 2 45 15 29 1
MH06 Ngoại ngữ (Tiếng Anh cơ sở) 4 90 30 56 4
II Các học phần cơ sở 16 375 91 240 14
MH 07 Tiếng Việt thực hành 2 45 13 30 2
MH 08 Văn bản quản lý nhà nước 2 45 13 30 2
MH 09 Văn hóa công sở 2 45 13 30 2
MH 10 Luật hành chính 2 45 13 30 2
MH 11 Tin học văn phòng 3 75 13 60 2
MH 12 Quản trị văn phòng 3 75 13 60 2
MH 13 Tổ chức cơ quan nhà nước 2 45 13 30 2
III Các học phần chuyên môn 26 660 121 504 20
MH 14 Nghiệp vụ thư ký 3 75 13 60 2
MH 15 Nghiệp vụ văn thư 1 2 60 0 58 2
MH 16 Nghiệp vụ lưu trữ 1 2 60 0 58 2
MH 17 Sử dụng trang thiết bị văn phòng 2 45 14 30 1
MH 18 Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư 2 45 13 30 2
MH 19 Kỹ thuật soạn thảo văn bản 2 60 0 58 2
MH 20 Nhập môn khoa học Thư viện thông tin 1 30 14 0 1
MH 21 Quản lý nhà nước 2 45 13 30 2
MH 22 Thủ tục hành chính 2 45 13 30 2
MH 23 Kỹ thuật đánh máy vi tính 3 75 14 60 1
Các học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần) 5 120 27 90 3
MH 24 Công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội 5 120 27 90 3
MH 25 Công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) 5 120 27 90 3
MH 26 Công tác văn thư, lưu trữ trong doanh nghiệp 5 120 27 90 3
V Thực tập tốt nghiệp 5 150 0 145 5
MH

27

Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và phòng chống HIV   16 7 9  
Tổng cộng 59 1576 310 1170 50
  1. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Hướng dẫn chung:

Phân bố số tiết học theo khoản 1 Điều 34 luật giáo dục nghề nghiệp, khoản 5 Điều 1 quyết định số 1982/QĐ – TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam, Nghị định số 143/2016/NĐ – CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và công văn 106/TCDN – DNCQ ngày 19/01/2017 của Tổng cục dạy nghề về việc hướng dẫn xây dựng, chuyển đổi chương trình đào tạo theo luật giáo dục nghề nghiệp,cụ thể như sau:

– 1 giờ thực hành = 60 phút.

– 1 giờ lý thuyết = 45 phút.

– 1 tín chỉ lý thuyết = 15 giờ.

– 1 tín chỉ thực hành (tại phòng thực hành, thảo luận,..) = 30 giờ.

– 1 tín chỉ thực tập = 45 giờ.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian các hoạt động ngoại khóa:

Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, bố trí cho sinh viên tham quan, thực tập tay nghề tại các cơ quan tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài, các khách sạn quốc tế, các tổ chức phi chính phủ,…

Ðể mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội, tăng cường thể chất, bố trí cho học sinh tham tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, các hoạt động xã hội khác…

Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí như sau:

STT Nội dung Thời gian
1 Thể dục, thể thao Sau giờ học: từ 17h đến 19h hàng ngày
2 Văn hóa, văn nghệ: Tham gia câu lạc bộ văn nghệ của Nhà trường Ngoài giờ học: từ 18h đến 20h (một buổi/tuần)
3 Hoạt động thư viện: Sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu. Tất cả các ngày làm việc trong tuần
4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Tổ chức các buổi giao lưu trong tháng thanh niên, tháng thi đua học tập
5 Thăm quan, dã ngoại Mỗi năm 1 lần

 

4.3. Hướng dẫn tổ chức thi, kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần:

Thời gian tổ chức thi, kiểm tra hết môn học, học phần được xác định và có hướng cụ thể theo từng môn học, học phần trong chương trình đào tạo

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét  công nhận tốt nghiệp:

Sinh viên được trường xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

  • Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
  • Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo theo đúng quy định của Quy chế đào tạo theo thông tư số 09/2017/TT- BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội
  • Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên.
  • Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc ngành đào tạo chính và các điều kiện khác do Hiệu trưởng quy định.
  • Hoàn thành học phần giáo dục quốc phòng – an ninh và giáo dục thể chất.
  • Có đơn gửi Phòng đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khoá học.

4.5. Các chú ý khác (nếu có):

– Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các khoa phối hợp với phòng đào tạo có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý

  HIỆU TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

Trần Văn Thẩm